1. Nếu trẻ che giấu cảm xúc, lý do có thể là vì bạn hay làm lớn chuyện.
2. Nếu trẻ cố ý quấy rầy bạn, đó là vì bạn chưa đủ trìu mến với chúng.
3. Nếu trẻ nói dối, chứng tỏ trước đây bạn đã mắng trẻ rất nặng vì chúng phạm lỗi.
4. Nếu trẻ không tự đấu tranh cho chính mình, đó là vì khi trẻ còn bé, bạn đã kỷ luật trẻ thường xuyên ở chỗ đông người.
5. Nếu trẻ hèn nhát, đó là vì bạn giúp chúng quá nhanh. Đừng loại bỏ mọi trở ngại trên đường đời của trẻ.
6. Nếu trẻ không tôn trọng cảm xúc của người khác, lý do có thể là bạn luôn ra lệnh cho chúng mà không tôn trọng cảm xúc của chúng.
7. Nếu bạn mua mọi thứ cho trẻ mà trẻ vẫn lấy những đồ không thuộc về mình, đó là vì bạn không cho chúng lựa chọn.
8. Trẻ có tự trọng thấp là do bạn đã rao giảng cho chúng nhiều hơn khuyến khích.
9. Nếu trẻ dễ tức giận, lý do có thể là vì bạn không khen chúng mà chỉ chú ý những lỗi lầm của chúng.
10. Nếu trẻ hay ghen tị, có thể là vì bạn thường xuyên so sánh chúng với người khác.
11. Nếu một đứa trẻ cư xử thô bạo, thì đó là do chúng học từ cha mẹ hoặc người sống cùng.
(Ảnh: Thinking Humanity)
Theo Hoàng Nguyên/ Gia Đình Mới
https://www.giadinhmoi.vn/11-dau-hieu-cua-cha-me-toi-co-the-huy-hoai-ca-doi-con-d14389.html?fbclid=IwAR2XBaES3qzWzJM3Evw0mOy3iQDlOJrgxx2AIT4Wx4xne6rjKXMErDXXeZ0
Theo Gia Đình Mới
Link bài gốc
Copy link
https://www.giadinhmoi.vn/11-dau-hieu-cua-cha-me-toi-co-the-huy-hoai-ca-doi-con-d14389.html?fbclid=IwAR2XBaES3qzWzJM3Evw0mOy3iQDlOJrgxx2AIT4Wx4xne6rjKXMErDXXeZ0