Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tuyệt chiêu phòng tránh virus corona cho trẻ tại nhà

Con nghỉ học ở nhà vẫn chưa đảm bảo, phụ huynh cần áp dụng những biện pháp phòng chống virus corona sau để con càng thêm an toàn.

Con nghỉ học ở nhà vẫn chưa đảm bảo, phụ huynh cần áp dụng những biện pháp phòng chống virus corona sau để con càng thêm an toàn.

Trước diễn biến phúc tạp của virus corona, 42 tỉnh, thành đã cho học sinh nghỉ tránh dịch. Tuy nhiên, vậy cũng chưa phải rất đảm bảo, cha mẹ nên thực hiện thêm những việc sau để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Uống nước nhiều, ngủ đủ để phòng tránh bệnh

Theo bác sĩ Trương Hữu khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), đợt dịch này, lứa tuổi học sinh có số ca mắc bệnh ít hơn người lớn. Dù vậy, để tăng cường sức đề kháng nhà trường và phụ huynh nên khuyến khích các em uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, tăng cường các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, việc uống đủ nước và ngủ sớm, đủ giấc rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe cho học sinh cũng như người lớn trong mùa dịch bệnh.

Tránh ở trong nhà kín, phòng điều hòa

Có quan điểm cho rằng đóng kín cửa, ở phòng máy lạnh, tránh ra ngoài đường là an toàn nhất để tránh lây nhiễm virus corona. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học chỉ ra khi trời nắng ấm, nhiệt độ trên 20-25 độ C thì vi khuẩn và virus sẽ kém phát triển, ít lây lan. Do đó chúng ta có thể tận dụng yếu tố nhiệt độ để làm giảm sức mạnh của virus, tránh ở trong các phòng kín có nhiệt độ quá lạnh và phải giữ nhà cửa thông thoáng.

Để tránh lây lan bệnh dịch, chúng ta không nên cho trẻ đi đến những chỗ đông người, nhưng điều này không có nghĩa là “ủ kín” trong nhà.

Thường xuyên làm vệ sinh, sát khuẩn đồ dùng trong gia đình

Vi trùng có thể bị đưa từ bên ngoài vào, đặc biệt là khi có thành viên gia đình về nhà mà không thay quần áo hoặc tắm rửa ngay. Thậm chí, vi khuẩn có thể xâm nhập nếu như bạn bè và người thân đến thăm nhà bạn trong mùa lễ hội. Bởi vậy, để phòng ngừa trong mùa dịch bệnh hãy đảm bảo sàn nhà được hút bụi và lau chùi thường xuyên.

Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước

Rửa tay bằng xà phòng có tác dụng diệt khuẩn, phòng lây nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia, khi rửa tay, tuyệt đối không rửa qua loa mà phải chà xát, kỳ cọ ít nhất 20 giây dưới vòi nước để dịch tiết bám trên tay được loại bỏ sạch. Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Như vậy, chỉ cần ít nhất 1 phút thực hiện hành vi nêu trên, từng người đều có thể bảo vệ sức khỏe cho mình, người thân, cũng như cộng đồng vì hành vi này đã tiêu diệt tối đa vi khuẩn, giảm khả năng mắc và lây lan bệnh tật qua những bàn tay bẩn.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi

Theo thông tin từ WHO, đến nay chưa có bằng chứng thú cưng nuôi trong nhà (như chó, mèo...) nhiễm nCoV. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo, mọi người đặc biệt là trẻ em nên rửa tay với xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với các loại vật nuôi. Đó là cách bảo vệ khỏi vi khuẩn E.Coli, Samonella thường lây từ vật nuôi sang người.

Nếu như cho trẻ ra ngoài, các phụ huynh nên mặc ấm cho trẻ, đeo khẩu trang đầy đủ, nên cho trẻ ăn uống tại nhà với các thức ăn bảo đảm vệ sinh, tuân thủ ăn chín, uống sôi. Khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và đi khám tại các cơ sở y tế.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/cach-phong-tranh-virus-corona-cho-tre-tai-nha-a310293.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY