Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bé rất thích ăn bánh kẹo trong ngày Tết, chuyên gia mách cha mẹ cách hạn chế đơn giản

Hạn chế bé ăn đồ ngọt là điều không hề dễ để thực hiện khi ngày Tết luôn đầy ắp bánh kẹo và bánh snack đủ loại. Bài viết sẽ gợi ý đến cha mẹ cách giảm lượng bánh kẹo trẻ ăn trong thời điểm này.

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bánh mứt, kẹo ngọt và bánh snack

Bánh, mứt, kẹo ngọt thường có hàm lượng muối hoặc đường cao, lượng chất béo xấu rất cao. Hơn nữa, các loại snack không lành mạnh này còn chứa chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bảo quản. Đặc biệt là các chất điều vị. Do đó, gia tăng rối loạn vị giác của bé và tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Ăn quá nhiều bánh kẹo làm trẻ dễ biếng ăn trong những bữa chính và gây sâu răng. ngoài ra, việc ăn quá nhiều đường và muối có thể làm vị giác các bé dưới 2 tuổi rối loạn, dẫn đến biếng ăn kéo dài sau tết.

Theo gs. belson, đại học american (mỹ), với các bé lớn hơn 3 tuổi, hành vi ăn bánh kẹo có xu hướng tăng sau các dịp lễ tết. điều này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển iq và tăng nguy cơ các bệnh khác như béo phì, tim mạch do lượng hấp thụ khá lớn các chất đường ngọt hoặc các chất điều vị, phẩm màu sử dụng trong các sản phẩm này.

Giải pháp thay thế bánh kẹo cho trẻ

Hành vi ăn uống bánh kẹo của trẻ được ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính:

- Khi ăn, làm trẻ cảm thấy được vui vẻ.

- Khi ăn, làm trẻ cảm thấy được dễ dàng tự thỏa mãn.

"Do đó, tìm một giải pháp thay thế lành mạnh và đáp ứng 2 tiêu chí trên sẽ hiệu quả hơn là cấm cản hay la mắng", GS. Belson cho biết.

Đây là một số gợi ý cha mẹ có thể thực hiện:

Để sẵn những thực phẩm dinh dưỡng và lành mạnh hơn. Chú ý các sản phẩm ít đường, cung cấp thêm các vitamin khoáng. Luôn đa dạng loại và cho trẻ biết mỗi khi đã để sẵn sàng. Luôn khuyến khích nhưng đừng ép trẻ phải ăn hoặc uống.

Dán nhãn hoặc cho trẻ biết mục đích của những loại thực phẩm này.

Ví dụ: Bạn có thể để nho, bánh ăn dặm và 2-3 hộp sữa tươi với những sticker mặt cười ám chỉ khi trẻ cần “nạp năng lượng” thì vào đây “tìm kho báu”.

Những thực phẩm thay thế bánh kẹo trong ngày Tết

Các loại hạt

Có thể cho trẻ ăn thay thế bằng các loại hạt ăn dặm như hạt bí, hướng dương, hạt điều, hạt hạnh nhân. Nên nhớ, trẻ thích những câu chuyện và lời giải thích bằng tai. Bạn có thể giúp trẻ nhận ra việc ăn hạt điều vỏ lụa thú vị như thế nào.

Ví dụ: Bạn có thể nói: “Con có biết ẩn sau lớp vỏ xấu xí này là 1 cô công chúa xinh đẹp không?" Hãy khuyến khích trẻ lột vỏ hạt điều và những câu chuyện lồng vào để trẻ hứng thú hơn với những loại thức ăn lành mạnh này.

Trái cây

Trái cây không quá ngọt như bơ, chuối, dâu tây, thanh long, nho... để bé học mùi vị và lấy chất dinh dưỡng tự nhiên. cha mẹ nên gọt vỏ, cắt khối vuông hoặc xiên que và để sẵn trong tủ lạnh để trẻ tiện sử dụng. sau khi gọt vỏ, chỉ nên dùng trong 24 giờ để đảm bảo an toàn và không mất quá nhiều vitamin và khoáng.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa tươi là một lựa chọn giàu dinh dưỡng giúp trẻ cân bằng năng lượng trong ngày tết. nên chọn những loại có thể tiện lợi cho trẻ khi vui chơi như dạng đóng hộp.

Nên chọn loại ít đường, có bổ sung thêm vitamin khoáng trong thành phần như canxi, vitamin nhóm B và đạt các chỉ tiêu chất lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Chỉ tiêu về Tổng tạp trùng là số lượng vi khuẩn không được quá mức độ cho phép để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tại Việt Nam, chỉ số này được khuyến nghị là < 3 triệu CFU/Lít sữa tươi.

Sữa chua và phô mai có thể là một lựa chọn. Sữa chua nên chọn loại ít đường hoặc không đường. Khi ăn, có thể thêm mứt trái cây hoặc trái cây tươi dầm.

Các loại bánh cha mẹ tự làm

Cha mẹ cũng có thể tự làm các loại bánh cho bé như cup-cake cà rốt, bí đỏ, khoai lang, xiên que trái cây hoặc tôm thịt cá để trẻ dễ dàng cầm ăn mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Theo Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh/ Phụ nữ Sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/be-rat-thich-an-banh-keo-trong-ngay-tet-chuyen-gia-mach-cha-me-cach-han-che-don-gian-349241)

Tin cùng nội dung

  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY