Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

12 loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn sống

Một số thực phẩm ăn sống, không qua chế biến có thể khiến cơ thể khó chịu, thậm chí mắc bệnh.

Khoai tây: Do khoai tây có chứa nhiều tinh bột nên ăn khoai tây sống có thể gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, khi để khoai tây ở nơi nóng ẩm sẽ khiến chúng chuyển sang màu xanh, nảy mầm và khi đó chúng tương đối độc. Bạn không nên ăn những củ khoai tây như thế tránh trường hợp ngộ độc.

Củ sắn: Mặc dù có nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng trong sắn tươi chứa một hàm lượng acid cyanhydric, viết tắt là HCN. Đây là loại acid sẽ gây ch*t người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở... nếu nặng sẽ gây đến tình trạng Tu vong. Loại chất này sẽ bị loại bỏ nếu bạn rửa kỹ, làm sạch, lột vỏ và luộc chín nó trước khi ăn.

Đậu đỏ: đậu đỏ chưa nhiều protein, chất xơ, chất chống oxy hóa nhưng khi ăn sống sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. khi chưa được nấu chín, chúng chứa phytohemagglutinin – loại chất gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc rối loạn tiêu hóa. vậy nên, hãy nấu chúng thật kĩ trước khi ăn chúng.

Xúc xích: đây là một loại thực phẩm rất phổ biến và mọi người thường nghĩ chúng đã nấu chín từ trước và có thể ăn ngay. tuy nhiên, trong quá trình đóng gói, chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria- thứ vi khuẩn có thể bị tiêu diệt khi nấu chín.

Sữa: Sữa đã được diệt trùng thì dĩ nhiên có thể sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, sữa tự nhiên, được vắt trực tiếp từ động vật thì phải được làm chín để diệt những vi khuẩn như E.coli và Salmonella.

Giá đỗ: Giá đỗ là một trong những món được nhiều người ăn sống. Tuy nhiên, do giá đỗ phát triển trong điều kiện nóng, ẩm - nơi mà vi khuẩn phát triển mạnh, đặc biệt là khuẩn e.coli, salmonlle hay listeria. Vậy nên hãy rửa sạch và nấu chín trước khi ăn.

Hạnh nhân đắng: Khác với hạnh nhân ngọt – thứ chúng ta thường ăn, hạnh nhân đắng có chưa axitcyanhytric, và ăn chỉ khoảng 70 hạt hạnh nhân sống có thể gây ch*t người. Rất may mắn, loại hạt này lại an toàn khi được nấu chín.

Bột mì: FDA và các trung tâm kiểm soát bệnh dịch đã chỉ ra rằng bột mì là một mối nguy hiểm khi chưa được làm chín. Trong quá trình sản xuất chúng có thể nhiễm E.coli loại vi khuẩn gây nhiều bệnh về đường tiêu hóa mà chúng chỉ chỉ biến mất khi được nấu chín..

Cà tím: Chúng có chứa solanine độc tố tương tự với khoai tây khi chưa được nấu chín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa và dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, hãy nấu chín cà trước khi ăn.

Đậu Lima: Đậu Lima có chứa cyanogenic glycosides, một loại hợp chất gây ch*t người khi ăn phải, vì thế bạn phải nấu chín nó khi ăn.

Hạt táo, xoài, đào, lê và mơ: mặc dù hiếm khi xảy ra ngộ độc khi ăn, tuy nhiên hạt của các loại quả trên có chứa một chất hóa học mà có thể chuyển hóa thành xyanua hữu cơ gây ra ngộ độc thực phẩm. do đó, tốt nhất là đừng bao giờ nên ăn những loại thực phẩm này.

Nấm dại: Nấm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin B và kali nhưng chúng cũng còn chứa agaritine gây ra chứng khó tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm. Nấu chín nấm là cách để phá hủy hợp chất này.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/12-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-an-song-20200601160725418.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY