Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 món lẩu rất ngon nhưng kén người ăn, tùy tiện dùng coi chừng rước họa vào thân

Lẩu là món ăn ngon, hấp dẫn mà ai cũng yêu thích. Tuy nhiên có 3 món lẩu không phải ai cũng tùy tiện ăn được.

Lẩu Tứ Xuyên

Tứ Xuyên (Trung Quốc) là vùng đất nổi tiếng với những món ăn cay. Trong đó, lẩu Tứ Xuyên là một món ăn vô cùng cay thách thức thực khách. Nguyên liệu của món ăn sử dụng nhiều gia vị cay, đặc biệt là cực kỳ nhiều ớt.

Chỉ cần nhìn màu nước đỏ au thôi cũng khiến nhiều người hoảng sợ, ngay cả với người ăn cay giỏi cũng thấy chờn. Đây chắc chắn là món không phải ai cũng dám ăn.

Lẩu đã nóng lại còn cay không chỉ khiến bạn có cảm giác muốn bỏng miệng, rát họng mà nó có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Vì thế những người bị viêm miệng, viêm họng mãn tính, bệnh dạ dày, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, người nóng trong, phụ nữ mang thai... tuyệt đối không được ăn món này.

Nếu bạn không ăn được cay cũng đừng dại thử món này, bạn sẽ bị ám ảnh vô cùng đấy.

Lẩu hải sản

Lẩu hải sản là món tủ của nhiều người vì rất ngọt ngào, thơm ngon, dễ ăn.

Các loại hải sản thường được dùng trong món lẩu này gồm có tôm, mực, bạch tuộc, cua, ghẹ... bạn chắc chắn sẽ khó cưỡng lại trước những miếng hải sản nóng hổi gắp ra từ nồi lẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những người dị ứng hải sản không ăn được món này thì người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh gout cũng không nên ăn hải sản vì có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Lẩu nấm

Lẩu nấm là món ăn ngon, giá thành không rẻ. So với hai loại lẩu trên, lẩu nấm dường như có hương vị thanh đạm hơn rất nhiều.

Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được lẩu nấm, món ăn này không dành cho những người mắc bệnh gout, viêm dạ dày mãn tính. Những người có tiền sử dị ứng với nấm cũng nên tránh ăn món này.

Một số lưu ý khi ăn lẩu

Ăn chín uống sôi

Nhiều người khi ăn lẩu thường có thói quen ăn tái, vừa nhúng các loại thịt vào nồi vài giây rồi gắp ra ăn ngay vì cho rằng như vậy mới giữ được vị ngon ngọt của thực phẩm.

Tuy nhiên, thịt tái chứa nhiều nguy cơ gây ra hiểm họa cho sức khỏe vì chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe. Do đó, khi ăn lẩu, bạn vẫn phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Không ăn lẩu quá thường xuyên

Dù yêu thích đến mấy, một tháng cũng chỉ nên ăn 2-3 lần. Vì lẩu có chứa rất nhiều gia vị tổng hợp, ăn nhiều không tốt cho tiêu hóa.

Thay nước lẩu

Thói quen khi ăn lẩu chính là ngồi lâu, ngồi dai. nước lẩu càng đun lâu lượng nitrit càng cao, các vitamin bị phân hủy, chất béo cũng trở thành dạng bão hòa không tốt cho cơ thể. do đó, sau khi ăn khoảng 60 phút, bạn nên thay nước lẩu một lần.

Ăn nhiều rau củ

Khi ăn lẩu, không nên chỉ ăn thịt mà hãy bổ sung thêm thật nhiều rau xanh để cân bằng dinh dưỡng và giải nhiệt cho cơ thể.

Không nên ăn lẩu quá 2 tiếng

Thời gian ăn kéo dài sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày cũng phải làm việc nhiều hơn làm rối loạn đường tiêu hóa.

Theo Thạch Thảo/Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/3-mon-lau-rat-ngon-nhung-ken-nguoi-an-tuy-tien-dung-coi-chung-ruoc-hoa-vao-than-d47442.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

Copy link

https://www.giadinhmoi.vn/3-mon-lau-rat-ngon-nhung-ken-nguoi-an-tuy-tien-dung-coi-chung-ruoc-hoa-vao-than-d47442.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/3-mon-lau-rat-ngon-nhung-ken-nguoi-an-tuy-tien-dung-coi-chung-ruoc-hoa-vao-than-381464)

Tin cùng nội dung

  • Chọn thực phẩm cẩn thận, ăn chậm, nhai kỹ, không nên vừa xem tivi vừa ăn… Đó là những mẹo giúp tăng cường sức khỏe.
  • Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi ăn lẩu, ăn sống. Dưới đây là một số thông tin tham khảo cho bạn đọc.
  • Biết được nguyên nhân gây đột quỵ và lập ra một chế độ ăn uống phù hợp là cách tốt nhất để ngăn ngừa tái phát bệnh. Hãy giảm muối, tăng cá, hạn chế thịt và sữa, tính lượng cholesterol hàng ngày...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Đã từ lâu, chuyện thuê trọ ở ghép trong giới sinh viên là hết sức bình thường, bởi tiền trọ, tiền cho các chi phí sinh hoạt phụ khác ở thành phố luôn khá cao...
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bước vào giai đoạn lão hoá, hệ tiêu hoá của người già thường kém, dẫn đến cảm giác chán ăn, từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ. Dưới đây là 10 nguyên tắc ăn uống lành mạnh để người cao tuổi có thể duy trì được sức khoẻ tốt.
  • Dinh dưỡng luôn là chủ đề “hot” trong những ngày này, và nhiều người rất vẫn đang vất vả trong việc xây dựng cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY