Dinh dưỡng hôm nay

Cách ăn uống lành mạnh sau đột quỵ

Biết được nguyên nhân gây đột quỵ và lập ra một chế độ ăn uống phù hợp là cách tốt nhất để ngăn ngừa tái phát bệnh. Hãy giảm muối, tăng cá, hạn chế thịt và sữa, tính lượng cholesterol hàng ngày...

Đây là thủ phạm chính gây đột quỵ. Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Vì vậy, sau đột quỵ, bạn nên thực hiện chế độ ăn ít muối. Cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.

Cá cần phải được đưa vào chế độ ăn để tốt cho tim. Những chất béo không bão hòa trong cá là lựa chọn tốt trong các bữa ăn hàng ngày. Hãy chế biến cá theo cách có lợi cho sức khỏe như nướng, hấp.

Hai loại này chứa các chất béo bão hòa và cần phải hạn chế vì chúng không tốt cho tim. Một trong những nguyên tắc ăn uống sau đột quỵ là phải lựa chọn các loại sữa ít hoặc không chứa chất béo.

Điều bạn cần quan tâm là số lượng cholesterol xấu mà bạn đang có. Bạn sẽ cần tính lượng chất béo mà bạn hấp thụ hàng ngày.

Hoa quả và rau chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin có lợi cho tim và giúp bạn có trọng lượng lành mạnh. Lý tưởng là bạn nên ăn ít nhất 5 khẩu phần hoa quả và rau xanh mỗi ngày.

Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc toàn phần vì loại thực phẩm này sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu và từ đó giúp bạn duy trì được cân nặng.

Sau khi bị đột quỵ, bạn nên chăm sóc bản thân. Bạn cần hành động có trách nhiệm bằng cách quan tâm đến những gì bạn ăn và số lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Hãy tham khảo những cách nấu ăn lành mạnh để biết chắc rằng điều đó có lợi cho sức khỏe của bạn và đảm bảo hấp thu đủ dưỡng chất.

Đây là một yếu tố khác có thể gây đột quỵ mà bạn cần lưu ý. Hãy chỉ uống rượu ở lượng vừa phải, không nên uống quá chén để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Thu*c lá cũng có tác hại tương tự rượu. Nó làm gia tăng sự hình thành các mảng bám trong mạch máu. Bỏ Thu*c lá là lựa chọn tốt hơn cả. Đây được cho là yếu tố kích thích tim vì làm gia tăng nhịp tim.

Theo Hải Ngân (VNE/Boldsky)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-an-uong-lanh-manh-sau-dot-quy-10839.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.