Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

3 phương pháp trị viêm mũi dị ứng đơn giản ngay tại nhà

Đây là những cách giúp cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng mà ai cũng có thể thực hiện được.

Viêm mũi dị ứng là tính trạng mũi bị sưng viêm, ngứa ngáy, khó chịu, hắt hơi, sổ mũi... liên tục do sự thay đổi thời tiết, độ ẩm không khí hoặc tiếp xúc nhiều với khói bụi, phấn hoa.

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thử áp dụng một trong những cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà dưới đây.

Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối S*nh l*

Nước muối S*nh l* (dung dịch natri clorid 0,9%) có thể dùng để súc miệng, xịt và rửa mũi khi bị dị ứng. Nó có tác dụng rửa trôi các tác nhân gây viêm mũi, làm sạch, giúp thông thoáng đường thở. Bạn có thể mua nước muối S*nh l* tại tất cả các hiệu Thu*c. Để rửa mũi, bạn nên mua loại chai xịt chuyên dụng.

Để rửa mũi bằng nước muối S*nh l*, việc đầu tiên cần làm là phải vệ sinh dụng cụ xịt mũi và rửa sạch tay.

Đưa phần vòi của chai xịt rửa mũi vào khoang mũi. Nếu xịt bên phải thì đầu nghiêng qua trái khoảng 45 độ. Tương tự, nếu xịt bên trái thì đầu đang nghiêng qua phải khoảng 45 độ.

Lượng nước muối nên vừa phải, không cần quá nhiều tránh làm nước chảy sang tai, miệng. Thực hiện thao tác này 2 lần mỗi bên. Trong lúc xịt nên há miệng để tráng nước chảy sang tai.

Cuối cùng hỷ mũi nhẹ để dịch chảy ra ngoài.

Nên kiên trì thực hiện cách này 2 lần/ngày. Chỉ sau vài ngày tình trạng nghẹt mũi, ngứa ngáy, sưng viêm sẽ được cải thiện đáng kể.

Ảnh minh họa. Trị viêm mũi dị ứng bằng gừng

Gừng chứa gingerol - một hợp chất có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. ngoài ra, trong củ gừng còn có capsaicin và piperine có tác dụng kháng histamin giúp thông thoáng mũi. sử dụng gừng còn giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.

Để trị viêm mũi dị ứng bằng gừng, bạn hãy thái gừng thành lát mỏng hoặc đập dập. cho gừng vào ly nước sôi, thêm một chút mật ong và khuấy đều. mỗi ngày nên uống 2 cốc nước gừng mật ong vào buổi sáng và tối sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, khó thở... hiệu quả.

Trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu

Theo đông y, ngải cứu có khả năng quy tỳ, thận, ôn trung, trừ phong, hàn, thấp và được sử dụng trong nhiều bài Thu*c điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Để trị viêm mũi dị ứng, bạn hãy chuẩn bị 100 gram ngải cứu rửa sạch, giã nát và vắt lấy phần nước cốt. pha loãng nước ngải cứu với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để uống. có thể thêm đường để dễ uống hơn.

Mỗi ngày uống từ 1-2 lần tùy theo mức độ của các triệu chứng.

Ngoài ra, dùng nước ngải cứu để ngâm chân mỗi tối cũng có tác dụng thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm ngạt mũi.

Có thể bạn quan tâm

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/3-phuong-phap-tri-viem-mui-di-ung-don-gian-ngay-tai-nha-d294433.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-phuong-phap-tri-viem-mui-di-ung-don-gian-ngay-tai-nha/20201116075656880)

Tin cùng nội dung

  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY