Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

4 bí kíp giúp dân công sở từ bỏ thói quen ăn uống vô tội vạ khi làm việc ở nhà

“Ở nhà mà, muốn ăn lúc nào ăn, uống lúc nào uống, thích thì cứ luôn mồm thôi” - chính suy nghĩ này đã góp phần tạo nên nhiều hệ lụy về sau, một khi Covid-19 trôi qua, rất có thể sức khỏe của dân công sở cũng theo đó mà tụt dốc.

Không giống ở công ty, Vậy vấn đề ăn uống của dân công sở khi làm việc tại nhà cần lưu ý những gì?

Ăn uống đúng giờ giấc

Cứ tưởng tượng cơ thể mình như một công ty có bộ máy vận hành chuyên biệt. Nhân viên trong công ty ấy làm việc mà không có kế hoạch, kỷ luật thì cả công ty không thể nào phát triển tiến lên được. Chuyện ăn uống cũng thế thôi, ăn uống theo kiểu “tùy hứng” bất chấp thời gian, bất kể quy tắc, rõ ràng dân công sở đang tự mình hại mình.

Hết đau dạ dày rồi lại rối loạn chức năng tiêu hóa, hết thừa cân dư mỡ rồi lại mất tập trung tinh thần làm việc,... vâng, những hệ quả từ việc ăn uống không điều độ ấy có lẽ ai cũng thuộc nằm lòng cả rồi. Bây giờ chỉ cần quyết tâm và giữ lịch ăn uống khoa học đúng giờ giấc nữa thôi.

“Cái sai thường thấy nhất của dân công sở khi làm việc tại nhà là có xu hướng ăn vặt lung tung. Thay vào đó, nên bắt đầu buổi sáng bằng những món ăn ấm nóng giàu protein. Chúng sẽ giúp cho bạn no lâu, cân bằng lượng đường và kiềm hãm sự ‘thèm ăn’ của bạn” - Nhà trị liệu dinh dưỡng Wilma MacDonald tiết lộ.

Từ bỏ thói quen vừa ăn vừa làm

Nhiều người thường nghĩ rằng, vừa ăn vừa làm sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy, vừa ăn vừa làm trong cùng một thời điểm sẽ khiến dân công sở đánh mất sự tập trung, làm kém hiệu quả và năng suất làm việc đi rất nhiều.

Bữa ăn là lúc chúng ta nạp lại năng lượng cho bản thân mình, cho nên hãy để những phút giây “sạc pin” này thật sự dễ chịu, tận hưởng và thoải mái hết mức có thể. Tách bạch rõ ràng, hoàn toàn không dính líu gì đến công việc vào lúc này, ăn xong muốn làm gì làm. Các cụ có câu “trời đánh tránh bữa ăn” cấm có sai bao giờ.

Tận dụng “quyền năng” của nước

Uống nhiều nước trong ngày không chỉ giúp hội công sở, đặc biệt là chị em phụ nữ giữ gìn nhan sắc mà còn hạn chế cơn thèm ăn vô độ trong những ngày làm việc tại gia. Nước thì gần như vô hại cho nên nạp nước thường xuyên cho cơ thể để thu được các lợi ích bất ngờ luôn là lời khuyên dân công sở cần phải lưu tâm (đừng cố uống nhiều tới mức ngộ độc là được).

Mẹo nhỏ là khi đang miệt mài làm việc bỗng cảm thấy buồn mồm muốn ăn gì đó thì hãy với tay lấy ngay một cốc nước lọc mà uống, uống xong sẽ tự dưng cảm giác chẳng muốn ăn nữa, nếu có, cũng chỉ ăn được một tí thôi. Tốt cho cơ thể là thế, dân công sở tận dụng tối đa “quyền năng” của nước đi nhé!

Không trữ quá nhiều thực phẩm trong nhà

Dịch Covid-19 vì nhiều tin đồn không hay kèm theo mà người người nhà nhà tìm cách tích trữ đồ ăn thức uống để chứa đầy ắp tủ lạnh. Điều này hoàn toàn chẳng tốt một chút nào, riêng ở khía cạnh dân công sở làm “work from home”, có nhiều đồ ăn trong tủ lạnh làm tăng sự cám dỗ và kích thích mãnh liệt cảm giác thèm ăn. Tâm lý là vậy, có đồ ăn trong nhà, cái bụng luôn loạn lạc kêu gào chẳng phút bình yên.

Tốt nhất cứ nên như bình thường thôi, bánh trái mua vừa đủ dùng trong ngày không nên tích trữ làm gì. Chưa kể, một số loại thực phẩm trữ lâu ngày ăn vào còn gây hại cho sức khỏe. Thời điểm này sức khỏe bị ảnh hưởng, sức đề kháng kém đi thì nguy hiểm lắm hội công sở ạ!

Làm việc tại nhà có thể khiến dân công sở phá vỡ những nề nếp thói quen thường ngày, điển hình nhất là trong chuyện ăn uống. Do đó, hãy xây dựng tâm lý cho thật vững vàng, có kế hoạch và chiến lược cụ thể, tránh hình thành thói quen ăn uống mới mang tên “vô tội vạ” và cứ thế gây hại cho bản thân kéo dài kể cả sau khi Covid-19 qua đi, nhé!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/4-bi-kip-giup-dan-cong-so-tu-bo-thoi-quen-an-uong-vo-toi-va-khi-lam-viec-o-nha-2020040414154976.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY