Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

4 cách làm sạch hóa chất độc hại trong rau quả

Ngày nay, việc sử dụng tràn lan các loại hoá chất trong nông nghiệp đã để lại dư lượng hoá chất độc hại trên các loại rau quả thiết yếu.
Ngày nay, việc sử dụng tràn lan các loại hoá chất trong nông nghiệp đã để lại dư lượng hoá chất độc hại trên các loại rau quả thiết yếu. Dư lượng của các loại hóa chất này gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người về trước mắt cũng như lâu dài. Làm thế nào để hạn chế tồn dư hóa chất độc hại trong rau quả?

Để nhận biết các loại rau quả nhiễm các hoá chất độc hại bằng mắt thường thì chỉ những người có chuyên môn trong ngành bảo vệ thực vật (BVTV) và các nhà dinh dưỡng có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được.

Ví dụ như rau quá xanh hoặc xanh đen là rau nhiễm độc đạm nitorat (NO3), giá đỗ có mầm to mập, không rễ là do dùng hóa chất độc hại khi ngâm ủ... Riêng các loại hoá chất BVTV (Thu*c trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ...), hàm lượng kim loại nặng, dư lượng của đạm nitorat, vi sinh vật gây bệnh thì phải qua phân tích bằng các thiết bị hiện đại mới phát hiện được.

Vì vậy để hạn chế tác hại của các loại hoá chất nông nghiệp độc hại trong rau quả thì người tiêu dùng cần tuân thủ các yêu cầu sau:

Chỉ nên mua rau quả ở những nơi bán có uy tín, rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quá xanh mướt, đây là loại rau bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Khi sử dụng, sau khi loại bỏ rễ và lá vàng úa cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch Thu*c tím 1%. Rửa rau quả trong vòng 25 - 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hoá chất BVTV còn tồn dư bay bớt ra ngoài vì đa số các loại Thu*c trừ sâu, bệnh, Thu*c trừ cỏ... bị phân huỷ một phần ở nhiệt độ cao.

Nên nấu kỹ rau quả nhằm tăng độ an toàn. Đối với các loại rau gia vị và rau sống (xà lách, mùi, tía tô...) cần rửa kỹ dưới vòi nước chảy và ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 - 40 phút. Chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.

Hạn chế sử dụng các loại rau quả trái mùa, không nên mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống còn tươi vì đó là các loại rau quả không an toàn do sử dụng các hoá chất BVTV có độ độc cao để bảo quản và phòng trừ sâu bệnh. Cần rửa sạch cuống quả vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn và hoá chất độc hại.

Lưu ý, các loại nước rửa rau quả có bán trên thị trường hiện nay, nước muối, dung dịch Thu*c tím loãng chỉ loại bỏ được một phần các vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc có bám trên bề mặt rau quả. Chúng không thể loại bỏ hoàn toàn các loại Thu*c BVTV, kim loại nặng, đạm nitorat như trong quảng cáo.

Phạm Văn Phú

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/4-cach-lam-sach-hoa-chat-doc-hai-trong-rau-qua-n107313.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện có sự liên quan giữa chất độc da cam/dioxin ở các cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và bệnh ung thư thận.
  • Rau quả tươi là thực phẩm rất dễ bị hư hỏng do có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị lên men và là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát sinh, phát triển.
  • Một số thực phẩm có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch chất nhờn trong đường ruột, bài thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Sách S*x - loại hình gọi là “dâm thư” xuất hiện từ rất lâu rồi mà chưa bao giờ có chỗ đứng trong lâu đài văn học chân chính.
  • Nhiều người cho rằng chỉ cần đi chợ mua những thực phẩm dinh dưỡng là có thể giúp nâng cao sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, họ không biết rằng quy trình bảo quản cũng có tác động không nhỏ đến các loại trái cây, rau quả.
  • Thời gian gần đây người tiêu dùng băn khoăn, lo lắng về tình trạng thực phẩm kém chất lượng, không an toàn; bên cạnh đó là nỗi lo về các loại gia vị thực phẩm giá rẻ, không nhãn mác đang tràn lan trên thị trường.
  • Con gái tôi 3 tuổi, cháu rất ít ăn rau và trái cây. Tôi lo lắng sợ cháu bị thiếu chất sẽ chậm lớn.
  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY