Bé chào đời hôm nay

4 đặc điểm ở bà mẹ có khả năng đẻ thường dễ dàng, ít đau đớn

Ca sinh thường với nhiều người khá mệt mỏi, vất vả nhưng với một số người khác thì lại khá suôn sẻ, dễ dàng.

Xem video: Quá trình cổ tử cung mở từ 1cm-10cm khi đẻ thường diễn ra như thế nào?

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Sinh con luôn là nỗi ám ảnh với nhiều chị em phụ nữ. tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng phải khổ sở trải qua mười mấy tiếng chuyển dạ rồi ca sinh đầy đau đớn. với những mẹ bầu may mắn sở hữu 4 đặc điểm dưới đây, ca sinh thường sẽ suôn sẻ, dễ dàng hơn.

Mẹ đã từng sinh thường dễ

Nếu mẹ đã từng sinh con lần đầu dễ dàng, không mất quá nhiều thời gian đau đẻ, rặn đẻ… thì rất có thể đến những lần sau mẹ cũng sẽ chào đón con yêu mà không phải mất quá nhiều sức lực.

4 dac diem o ba me co kha nang de thuong de dang, it dau don - 1

Mẹ sinh nở dễ dàng thường được gọi là "cơ địa" tốt nên lần sau cũng thường sinh dễ hơn. (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, hầu hết các mẹ sinh con lần 2 thường có thời gian chuyển dạ ngắn hơn so với lần đầu. giai đoạn này có thể kéo dài đến 10 tiếng với các mẹ sinh lần đầu và khoảng 6 tiếng đối với các mẹ sinh lần sau. điều này là do ống sinh đã được mở rộng sau khi đứa trẻ được sinh ra vì vậy cổ tử cung của người mẹ sẽ mở nhanh hơn trong lần sinh thứ 2.

Mẹ có khung xương chậu lớn

Khi mẹ bầu sở hữu xương chậu rộng và nông thì khả năng em bé chui qua trong quá trình sinh thường là rất dễ dàng, suôn sẻ. ngược lại, những mẹ xương chậu hẹp và sâu thì em bé sẽ khó ra ngoài hơn, dẫn đến ca sinh nở kéo dài thời gian và mất nhiều sức lực.

Khi phụ nữ mang thai đến tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, một số bệnh viện sẽ kiểm tra khung xương chậu và từ đó đánh giá về khả năng sinh thường. một số bà bầu xương chậu quá hẹp hoặc có dị tật/biến dạng xương chậu sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ ngay từ khi mang thai vì nếu sinh thường sẽ rất khó khăn và nguy hiểm.

4 dac diem o ba me co kha nang de thuong de dang, it dau don - 2

Mẹ có khung xương chậu lớn sẽ sinh con nhanh hơn. (Ảnh minh họa)

Mẹ tăng cân đúng chuẩn khi mang thai

Không chỉ cân nặng của thai nhi, cân nặng của người mẹ tăng lên trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ca sinh. Với những mẹ thừa cân, béo phì, ca sinh sẽ kéo dài và khó khăn hơn; ngược lại, những mẹ bầu với cân nặng chuẩn sẽ dễ sinh và "dai sức" hơn nhiều. Chính vì vậy khi mang thai, mẹ nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và tập luyện thêm những bài thể dục phù hợp để tránh thừa cân.

Mẹ chuẩn bị tâm lý tốt, thoải mái khi sinh

4 dac diem o ba me co kha nang de thuong de dang, it dau don - 3

Mẹ nên chuẩn bị tâm lý, tinh thần thật tốt trước khi lên bàn sinh. (Ảnh minh họa)

Khi sinh con, tinh thần của người mẹ càng thoải mái, thư giãn thì thời gian chuyển dạ càng rút ngắn. quá căng thẳng, sợ hãi có thể ảnh hưởng đến tốc độ mở cổ tử cung. ngoài ra, một số bà mẹ khi chuyển dạ cảm thấy quá đau đớn nên thường la hét. tuy nhiên, việc la hét này thường khiến các mẹ mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. do đó, khi gần đến ngày dự kiến sinh, người mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tìm hiểu thêm về quá trình sinh nở để không quá lo lắng, hoảng loạn.

Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/4-dac-diem-o-ba-me-co-kha-nang-de-thuong-de-dang-chang-so-dau-don-c85a361960.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY