Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 loại rau, củ không nên ép nước

Bông cải xanh, quả dứa... là thực phẩm bạn không nên sử dụng để ép nước.

Ưu điểm lớn nhất của nước ép rau củ

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Không nên sử dụng bông cải xanh để ép nước. Nguồn ảnh: Internet

Bạn nên ăn trái cây và rau quả mỗi ngày vì đó là cách tốt để đưa vitamin và khoáng chất vào cơ thể. mỗi ngày bạn nên ăn từ hai tới ba loại trái cây và bốn loại rau. hãy chọn các loại rau và hoa quả có nhiều màu sắc khác nhau vì chúng cung cấp những loại vitamin và khoáng chất khác nhau mà cơ thể cần.

Bổ sung chất xơ

Khi bạn uống nước trái cây ép, bạn không nhận được toàn bộ chất xơ trong trái cây và rau quả. máy ép trái cây sẽ ép lấy nước và bỏ lại một phần bã chứa rất nhiều chất xơ. vì vậy hãy lưu ý bù thêm lượng chất xơ từ những nguồn khác hoặc đơn giản chỉ là bổ sung thêm rau vào bữa ăn chính hàng ngày.

Rau, quả không nên ép nước

Bông cải xanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng người ấn độ trả lời trên tờ indiatimes: bông cải xanh là loại rau đầu tiên không nên dùng làm nước ép. ai cũng thích chúng vì có lượng calo thấp, lại chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin c và k1, kali và mangan. tuy nhiên, nước ép bông cải xanh, hay sinh tố bông cải xanh rất khó tiêu hóa, có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn nao, thậm chí buồn nôn

Trái bơ

Trái bơ không chứa nhiều nước trái cây, vì vậy chúng thích hợp để làm sinh tố hơn là làm nước ép. việc sử dụng bơ để ép nước có thể làm lãng phí dinh dưỡng quý giá của loại quả này.

Dứa

Dứa là một loại trái cây có vị ngọt, thơm lừng, bên cạnh đó chúng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. tuy ăn dứa rất có lợi cho cơ thể nhưng việc dùng dứa làm nước ép sẽ làm lãng phí dinh dưỡng quý báu của chúng. nước ép dứa lấy đi phần lớn dinh dưỡng của trái cây, để lại cho bạn rất nhiều đường, có thể khiến lượng đường trong máu và mức insulin của bạn tăng lên đáng kể. các chuyên gia sức khỏe cảnh báo việc tiêu thụ quá nhiều nước ép dứa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Quả lê

Theo trung tá, lương y phạm anh đào (hội đông y việt nam): theo đông y, quả lê vị chua ngọt. tuy nhiên, những người nhạy cảm với fructose thì không nên uống nước ép lê. quả lê chứa sorbitol, một dạng đường không tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy.

Lưu ý điều gì khi sử dụng nước ép rau quả

Nên sử dụng các loại rau quả để làm nước ép như: rau cần tây, táo, củ dền, dưa chuột, cà rốt...

Không nên pha thêm đường vào nước ép rau củ vì sẽ khiến cơ thể bị thừa đường, có thể gây tăng cân, béo phì, tiểu đường...

Không nên hâm nóng nước ép rau củ sẽ làm các loại vitamin, khoáng chất dễ bốc hơi, mất đi lượng lớn vitamin

Không nên uống nước ép lúc bụng đói đặc biệt là những loại trái cây có vị chua như cam, dứa vì axit trong trái cây sẽ rất hại dạ dày.

Không nên uống nước ép rau củ để quá lâu trong tủ lạnh. nên uống ngay sau khi ép xong để đảm bảo dưỡng chất.

Nên mua các loại rau củ còn tươi, không có dấu hiệu bị hỏng, dập

Nên uống nước ép trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30-60 phút

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/4-loai-rau-cu-khong-nen-ep-nuoc-61260.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-loai-rau-cu-khong-nen-ep-nuoc/20220120081138895)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY