Hô hấp hôm nay

4 mẹo phòng tránh cảm cúm hiệu quả

Không cho tay lên mặt và ôm ấp nhiều hơn là 2 mẹo bạn nên làm thường xuyên để không bị cảm cúm trong những ngày giao mùa.

Ảnh: Men's Health

Cảm cúm là căn bệnh khó chịu hay xảy ra khi thời tiết trở lạnh. Dưới đây là 4 mẹobạn nên làm thường xuyên để phòng tránh cảm cúm, theo trang Men's Health.

Không cho tay lên mặt

Lời khuyên này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng lại rất khó để thực hiện. Theo mộtnghiên cứu năm 2012 của Mỹ, con người chạm tay vào mặt khoảng 3,6 lần mỗi giờ.

Tiếp xúc tay được cho là hình thức truyền bệnh "hiệu quả" nhất. Bàn taynhiễm virus khi đưa lên mặt sẽ khiến cơ thể dễ bị tấn công. Các nhà nghiên cứu NhậtBản đã phát hiện những người lao động thường xuyên chạm tay vào mũi hoặc mắt có tỷ lệ viêm nhiễmđường hô hấp tăng 41%.

Nếu không thể ngừng chạm vào mặt, bạn hãy chắc chắn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửatay trong 20 giây. Nên lưu ý chà kỹ hai mặt của bàn tay, phần giữa các ngón tay và dưới móngtay.

Ngủ đủ

Bạn rất dễ ốm nếu ngủ không đủ giấc. Người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơcảm cúm cao hơn 4 lần so với người ngủ 7 tiếng hoặc nhiều hơn. Thiếu ngủ khiến các tế bào miễn dịchlàm việc kém hiệu quả dẫn đến cơ thể dễ bị viêm nhiễm.

Đến phòng gym

Bạn nên giữ nguyên thói quen luyện tập khi trời lạnh. Lý do: Theo nghiên cứu củaĐại học Appalachian (Mỹ), người tập thể thao 5 ngày trở lên mỗi tuần ít bị ốm hơn 46% so với ngườichỉ tập một ngày.

Khi tập luyện, nhiệt độ cơ thể và lượng máu lưu thông tăng lên, cơ bắp được kíchhoạt. Nhờ đó các tế bào chống lại bệnh tật lưu trữ trong các mô bạch huyết được "triệu tập" và đikhắp cơ thể giúp phát hiện tiêu diệt mầm bệnh.

Tác giả nghiên cứu trên là tiến sĩ David Nieman khuyên bạn nên dành 30-60 phúttập cardio mỗi lần đến phòng gym và ưu tiên các bài tập toàn thân chứ đừng chỉ tập trung 1-2 bộphận.

Ôm ấp

Stress là nguyên nhân dẫn đến cảm cúm vì kích thích các loại hormone làm suy yếuhệ miễn dịch. Một nghiên cứu trên tờ Psychological Science chỉ ra người đang bị stressđược ôm ấp sẽ tăng cường khả năng chống với virus cảm cúm. "Ôm là một hành động thể hiện sự hỗ trợ,và khi con người cảm thấy mình được giúp đỡ, họ sẽ đối phó tốt hơn với stress", đồng tác giả củacông trình là tiến sĩ tâm lý học Denise Janicki-Deverts từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) chobiết.

Theo Minh Nguyên - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/4-meo-phong-tranh-cam-cum-hieu-qua-n222168.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY