Bệnh truyền nhiễm hôm nay

5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần đi khám ngay

Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã, nôn tăng, đau bụng, chảy máu chân răng… là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên khám sốt xuất huyết.

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại 2 miền Nam, Bắc; đặc biệt tại TP Hà Nội số ca mắc tăng gấp 6-7 lần. Các bệnh viện quá tải, chỉ những trường hợp nặng, có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mới được nhập viện theo dõi. Đa phần bệnh nhân được cho điều trị ngoại trú và tái khám theo hẹn.

Bệnh thường diễn biến 7-10 ngày. 4 ngày đầu người bệnh sốt rất cao 39-40 độ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức hố mắt, đau đầu. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh sốt xuất huyết thường có diễn biến nguy hiểm từ ngày thứ 4. Ảnh: N.P.

Bệnh chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, nếu sốt cao thì hạ sốt bằng paracetamol (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ); không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Nếu nhiệt độ vẫn không hạ thì có thể nằm phòng điều hòa, nhiệt độ 27-28oC.

Cần chú ý bù nước, tốt nhất là uống oresol; nếu không thì nước hoa quả, nước dừa, nước rau..., thậm chí nước lọc cũng rất tốt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ nhỏ bệnh, cha mẹ nên nghỉ làm ở nhà theo dõi sức khỏe con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh trở nặng.

Dưới đây bác sĩ chỉ ra 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng người bệnh cần lưu ý:

- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.

- Nôn tăng.

- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.

- Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.

- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: Chân răng, máu cam...

Tại bệnh viện bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm để xác định người bệnh nặng. TS Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát của điều dưỡng tránh nguy cơ gây sốc.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt. Khi bị sốt, uống Thu*c hạ sốt không hạ, ở trong vùng có dịch, người dân nên nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết.

Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính... nên đi khám sớm vì bệnh có thể chuyển biến nặng ngay trong những ngày đầu.

Theo Nam Phương - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/5-dau-hieu-sot-xuat-huyet-tro-nang-ban-can-di-kham-ngay-n342104.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY