Dinh dưỡng hôm nay

5 không khi ăn gừng

Gừng có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi sử dụng gừng.
Gừng có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi sử dụng gừng.

Trong gừng có chứa các tinh dầu có tính dầu (essential oils) như Gingerol, Zingiberene, Phellandrene, Genarial và Aromatic; ngoài ra, còn có Gingerol, serin, cellulose… Vì thế, gừng trong những ngày thời tiết nóng nhẹ có thể bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ, nâng cao tinh thần, sự hưng phấn; có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, trướng bụng, đau bụng…;

Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn; gừng tươi cũng có tác dụng giảm đau đối với những người bị đau dạ dầy, nếu viêm dạ dày hay ruột non sinh ra một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, thiếu axit, cảm giác đói bụng thì lấy 50gram gừng tươi đun nước uống sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trên. Gừng tươi còn có thể có tác dụng của các chất kháng khuẩn, đặc biệt có hiệu quả rõ rệt đối với khuẩn Salmonella.

Gừng tươi còn có tác dụng diệt được các vị khuẩn bệnh trong khoang miệng và trong ruột, dùng nước gừng tươi ngậm súc miệng để trị hôi miệng, viêm nha chu, hiệu quả rất rõ rệt.

1. Không nên gọt vỏ

Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.

2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài

Nếu mắc một trong số những bệnh sau đây: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường… thì không được ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.

3. Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.

4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

5. Không nên ăn nhiều gừng

Gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá cơ thể sẽ bị nhiệt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-5-khong-khi-an-gung-11787.html)

Tin cùng nội dung

  • Người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp hay bệnh mạch vành cần thận trọng khi dùng bánh nướng, bánh dẻo.
  • Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ.
  • Mangyte-Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
  • Chúng ta ai cũng đều có thể bị buồn nôn vào lúc này hay lúc khác. Những lúc đó mong muốn đầu tiên của bạn có lẽ là chạy ngay đến nhà Thu*c; tuy nhiên, gừng là phương Thu*c khá đơn giản và hiệu quả.
  • Thủy hải sản là món ăn ngon, giàu đạm, dễ tiêu, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như giun sán, dị ứng và ngộ độc.
  • Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Tôi rất thích ăn cua biển nhưng không hiểu sao lần nào ăn cũng bị đau bụng. Có phải tôi bị dị ứng với cua không?
  • Từ nhỏ đến lớn em vẫn ăn được thịt gà và hải sản, nhưng khoảng 3 tháng nay em lại bị ngứa khi ăn hai thứ này.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY