Mắt hôm nay

5 loại viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng không gây nguy hiểm nhưng thường tái phát khi mắt tiếp xúc với dị nguyên. Có 5 loại viêm kết mạc dị ứng.

Viêm kết mạc dị ứng cấp: Do phản ứng viêm cấp tính ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Mi mắt và kết mạc đôi khi sưng phù làm bệnh nhân lo sợ, tuy nhiên, tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ và có thể tự giới hạn.

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: Tình trạng dị ứng xảy ra nặng hơn theo mùa (thường là mùa xuân hay hè của các nước ôn đới) hoặc xuất hiện quanh năm. Có thể kèm theo viêm mũi dị ứng.

Viêm kết - giác mạc mùa xuân: Đây là một thể bệnh đặc biệt, thường xuất hiện ở trẻ trai từ 5 - 7 tuổi, tiền sử bị chàm, có tiền căn dị ứng trong gia đình. Bệnh lý này có thể làm tổn thương giác mạc, gây ảnh hưởng thị lực.

Dị ứng kết - giác mạc: Thường xuất hiện ở người trưởng thành, có tiền căn bị chàm hay hen suyễn. Thể bệnh này biểu hiện quanh năm, ngoài kết mạc, còn có tổn thương mi mắt (sưng, vảy da mi, sừng da mi) và giác mạc kèm theo làm giảm thị lực.

Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ: Đây là thể bệnh do sự tiếp xúc cơ học trực tiếp của kết mạc mi với kính áp tròng, mắt giả, chỉ khâu... gây tổn thương dạng nhú to ở mi mắt thấy được qua thăm khám.

Thường thì 2 thể bệnh viêm kết - giác mạc mùa xuân và dị ứng kết giác mạc là 2 thể đáng lo ngại hơn cả do chúng có thể gây tổn thương lên giác mạc, làm mờ mắt. Tuy nhiên, khi điều trị viêm kết mạc dị ứng có sử dụng Thu*c kháng viêm corticoid kéo dài, có thể gây biến chứng gây đục thủy tinh thể, cườm nước hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm giác mạc xảy ra.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Viêm kết mạc dị ứng không gây nguy hiểm nhưng thường tái phát khi mắt tiếp xúc với dị nguyên. Nếu như phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó. Nếu như dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa xung quanh nhà; khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi...

Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt phải dùng Thu*c chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Dị ứng với lông thú vật thì không nên nuôi chó, mèo trong nhà... Đặc biệt tránh day, dụi, xoa, ấn tại mắt vì có thể gây tổn thương mắt và cần ghi nhớ phải dùng Thu*c nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày.

Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay. Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi. Nhỏ nước muối S*nh l* để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.

Phải tiến hành cách ly người bệnh: dùng riêng khăn, chậu rửa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người... Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn.

Sau khi chăm sóc cho bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.

Cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, khám đúng hẹn theo lịch để tránh các biến chứng loét trên giác mạc, tránh tác dụng phụ của Thu*c và quan trọng là hạn chế bệnh tái phát.

Theo BS Kim Thanh - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/5-loai-viem-ket-mac-di-ung-n214587.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY