Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

5 nhu cầu của nhân viên mà nhà quản lý cần quan tâm

Ở vị trí lãnh đạo đòi hỏi người quản lý rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyên môn, kỹ thuật thì một nhà quản lý thông minh còn cần biết cách “sử dụng” nhân sự.

Nếu vận hành máy móc, thiết bị đảm bảo được điều kiện cần cho một doanh nghiệp thì “vận hành” nhân sự lại là yếu tố then chốt, quyết định được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi lẽ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong bộ máy, họ không chỉ biết làm việc mà còn có những nhu cầu trong quá trình lao động, sáng tạo.

Theo những nghiên cứu khoa học, để vận hành và khuyến khích nhân viên không chỉ dựa trên những cung cấp hữu hình về đãi ngộ hay lương thưởng, một nhà lãnh đạo hiện đại cần phải nghiên cứu và tìm ra những nhu cầu của họ. Dưới đây là 5 nhu cầu của nhân viên cần được nhà quản lý quan tâm nhiều hơn.

Nhu cầu thiết yếu

Về bản chất, tất cả nhân viên đều có một điểm chung về nhu cầu này. Rõ ràng ai cũng có những cần thiết nhất định về ăn, ngủ, nghỉ ngơi,… vì thế để tạo lập bước khởi đầu vững chắc trong việc khuyến khích nhân viên đó chính là bảo đảm cung cấp một cách tương xứng, đúng mực cho nhân viên về nhu cầu này. Doanh nghiệp phải đảm bảo nhân viên được nhận đúng mức lương phù hợp với mức lao động (thể chất, tinh thần), đồng thời đảm bảo cho họ được tự do thực hiện những quyền lợi con người và quyền lợi nhân viên nói riêng trong suốt quá trình làm việc mà không cảm thấy khó chịu, căng thẳng.

Nhu cầu an toàn

Bất cứ nhân viên nào cũng có nhu cầu làm việc trong một môi trường an toàn đảm bảo về trật tự an ninh, vệ sinh và đảm bảo sức khỏe. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay xem nhẹ nhu cầu này của nhân viên vì nhiều yếu tố, thường là vì lo ngại về tài chính. Đặc biệt là đối với những ngành nghề đặc thù, cần trang bị phương tiện bảo vệ thân thể cũng như thực hiện chính sách bảo hiểm đầy đủ.

Nhu cầu kết nối, giao thiệp

Thường thì các nhà quản lý cho rằng chỉ cần quan tâm đến hai nhu cầu trên là đủ và thậm chí còn cho rằng đã “quá hời” với nhân viên. Nhận thức này hoàn toàn sai lầm khi nó mới chỉ tác động đến lớp suy nghĩ và hành động cơ bản. Muốn tạo động lực trong ý chí và tinh thần của nhân viên thì phải cần đến nhu cầu cao cấp và phức tạp hơn, và một trong số đó chính là nhu cầu kết nối, giao tiếp.

Dù là nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực việc làm tiếng Nhật hay tiếng Anh hoặc tiếng Việt, họ đều cần được kết nối trong tổ chức để đảm bảo sự bình đẳng, tình cảm giữa tất cả những người làm việc chung trong một doanh nghiệp. Cấp trên cần quan tâm tạo lập không gian để nhân viên trò chuyện, chia sẻ cũng như thiết kế những hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ để tăng thêm tình đoàn kết công sở, đảm bảo hòa hợp về tinh thần.

Nhu cầu được tôn trọng

Một cách dễ hiểu, khi có được những sự kết nối và mối quan hệ nhất định, nhân viên của bạn chắc chắn sẽ để tâm về suy nghĩ của người khác đến mình. Trong suốt quá trình tiếp xúc, trao đổi hợp tác, họ muốn nhận được những đánh giá, nhận xét khách quan và đúng mực về bản thân từ phía đồng nghiệp, cấp trên – đó chính là nhu cầu được tôn trọng. Bên cạnh đó nhu cầu tôn trọng không chỉ được củng cố ở trạng thái được người khác quý trọng, công nhận mà bạn còn cần khuyến khích cho nhân viên về sự tự tôn, niềm tin vào bản thân để sẵn sàng cho mưu cầu cuối cùng.

Nhu cầu chứng tỏ bản thân

Ở mức độ cao và phức tạp nhất đó chính là nhu cầu chứng tỏ và hoàn thiện bản thân. Chỉ khi những cam kết trên được đáp ứng thì đây là lúc nhân viên hướng tới lý tưởng cá nhân, sẵn sàng chinh phục chính mình trong môi trường doanh nghiệp hiện tại. Là một người ở vị trí cao, bạn phải hiểu rõ khát khao và hoài bão của nhân viên và thông qua đó tạo cơ hội để họ chứng tỏ và mang lại giá trị cho cả tập thể. Thông qua việc cung cấp cơ hội thăng tiến, đặt niềm tin vào ý tưởng, thử thách ở môi trường hiện đại, tin cậy giao phó,… sẽ kích thích rất lớn sức mạnh về ý chí, tạo động lực quan trọng trong việc cổ vũ nhân viên tạo lập sức mạnh chung cho cả doanh nghiệp – đó mới là đích đến cuối cùng trong công cuộc khuyến khích.

Trên đây là 5 nhu cầu của nhân viên mà nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về động cơ và nguyên tắc để tạo những “cú hích” khuyến khích thông minh, hiệu quả cho nhân viên của mình.

Tiến Huy

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/5-nhu-cau-cua-nhan-vien-ma-nha-quan-ly-can-quan-tam-66775.html)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY