Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 sản phụ bỏng nặng do nằm than sau sinh

(MangYTe)- Một sản phụ được pháthiện khi đã hôn mê, bàn tay vùi trong chậu than. Một sản phụ khác nằm mê man bênthùng than đang bốc cháy.

Ngày 18-2, TS-BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫym cho biết trong vòng 2 tháng qua BV tiếp nhận 5 sản phụ bị bỏng nghiêm trọng do nằm than sau sinh.

Gần đây nhất là trường hợp của sản phụ PTG (32 tuổi, ngụ Bình Thuận). Vào ngày 13-2, chị  G. được chuyển từ BV Đa khoa Bình Thuận đến BV Chợ Rẫy trong tình trạng ngất xỉu, bỏng nhiều chỗ ở hai tay và vai.

Thời điểm nhập viện, chị G. vừa mới sinh được 5 ngày. Theo người nhà kể lại, chị đang nằm than sưởi ấm sau sinh thì chiếc mền rớt vào thùng than gây cháy và phỏng. Chị G. được chẩn đoán phỏng 5% độ 3 ở tay trái, vai trái, tay phải cũng bị phỏng nhẹ. Dự kiến còn phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép da tiếp theo.

Chị G. với nhiều vết bỏng sâu ở vai và tay. Ảnh: BSCC

Trước đó, vào ngày 8-1, sản phụ TTVC (31 tuổi, ngụ Kiên Giang) cũng được chuyển đến BV Chợ Rẫy để điều trị phỏng do nằm than.

Cụ thể, vào ngày 7-1, sau sinh được 5 ngày, chị C. được người nhà phát hiện bị phỏng, nằm mê man trong phòng, bên cạnh là thùng than đang bốc cháy nên đưa vào BV Kiên Giang. Chị C. được đặt nội khí quản và chuyển lên BV Chợ Rẫy.

Tại đây, chị được xác định bị ngộ độc khí CO, phỏng lửa 5% độ 3 ở 2 mông, chân trái, đùi trái và bàn tay trái. Sau thời gian được điều trị tích cực tại Khoa Phỏng – Tạo hình, chị C. đã hồi phục và được xuất viện vào ngày 7-2.

Một trường hợp thương tâm khác là sản phụ ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM, bị buộc phải tháo khớp 5 ngón tay sau khi sinh con lần thứ 2 cũng do nằm than. Lúc được người nhà phát hiện, sản phụ này đã bị hôn mê, bàn tay trái bị vùi trong chậu than.

Bệnh nhân G. còn đối diện nhiều cuộc phẫu thuật ghép da tiếp theo. Ảnh: HL

BS Hiệp chia sẻ khi bị bỏng do nằm than, bệnh nhân không chỉ đau đớn mà còn chịu nhiều di chứng nặng nề về sau như đoạn chi, sẹo co rút, ảnh hưởng đến vận động, chất lượng cuộc sống. BS Hiệp cho rằng trước đây, người dân có quan niệm phụ nữ sau sinh cần phải nằm than để giữ ấm và điều dưỡng lại sức khoẻ, tuy nhiên việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

"Phụ nữ sau sinh vốn bị mất nhiều máu, cơ thể suy yếu. Trong khi đó, việc đốt than có thể sinh ra khí độc CO, là một chất có khả năng kết hợp với Hb (hemoglobin) làm giảm lượng oxy cung cấp cho mô và gây ra tình trạng thiếu oxy khắp cơ thể. Do đó, nếu sản phụ hít phải nhiều khí độc này sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê, có thể bị té vào than gây bỏng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có làn da rất mỏng manh, khi tiếp xúc nhiệt độ cao rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là tổn thương phối. Cho nên, để giữ ấm cho sản phụ và em bé, gia đình sản phụ có thể sử dụng các phương pháp khác thay thế như mặc nhiều quần áo ấm, hoặc sử dụng lò sưởi", BS Hiệp lý giải.

Đốt than giữ ấm,gội đầu, bó bụng sau sinh có nên không?

(PLO)- Việc cho bà mẹ sau sinh nằm than nóng không nên được khuyến khích vì có thể gây ra một số hậu quả như không điều tiết được than gây cháy, bỏng hoặc khi đốt than sẽ sản sinh ra nhiều khí CO2, gây độc cho mẹ và bé.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/5-san-phu-bong-nang-do-nam-than-sau-sinh-890455.html)

Tin cùng nội dung

  • Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu do mất quá nhiều sức, mất máu khi sinh, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết, thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, đau nhức,
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Mangyte-Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ mải đi làm để ba chị em ở nhà trông nhau. Chẳng may người em út (mới 2 tháng tuổi) ngã vào bếp lửa khiến em bị bỏng sâu độ 3 rất đáng thương.
  • Vết thương do bỏng có thể làm ch*t người do bị sốc hoặc để lại những di chứng nặng nề như mất chức năng vận động, để lại sẹo xấu...
  • Khi bị bỏng cần phải sơ cứu nhanh chóng và khẩn trương, tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY