Phong thủy hôm nay

6 điều bố mẹ cần làm ngay khi có con bị tăng động giảm chú ý

(MangYTe) - Bối rối, không biết phải hỗ trợ điều trị và can thiệp cho con như thế nào. Đó là tâm trạng chung của các ông bố bà mẹ có con không may bị tăng động giảm chú ý.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý rất hay bị phân tâm, khó tập trung làm việc gì một cách trọn vẹn.

Đừng chủ quan, khi trẻ hoạt động quá mức không đơn thuần chỉ là trẻ hiếu động, tò mò về những thứ xung quanh mà có thể trẻ bị tăng động giảm chú ý với 9 dấu hiệu điển hình sau:

- Mơ màng

- Hay quên

- Hay mắc lỗi

- Hay cắt ngang, thiếu kiên nhẫn

- Không kiềm chế được cảm xúc

- Không ngồi yên,luôn trong trạng thái bồn chồn

- Không thể hoàn thành nhiệm vụ

- Thiếu tập trung, giảm chú ý

- Không đánh giá được mức độ

Hiện nay chưa có một công bố chính thức nào về nguyên nhân chính dẫn tới hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Sự thiếu quan tâm của ba mẹ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tình trạng này của trẻ.

Trẻ tăng động giảm chú ý rất nhạy cảm, cần cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Mỗi trẻ lại có những phương pháp can thiệp khác nhau, bởi mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt.

Dưới đây là 6 điều cha mẹ có thể làm ngay khi con bị tăng động giảm chú ý:

Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi giúp điều chỉnh những hoạt động cũng như cảm xúc quá mức bình thường, không kiểm soát của trẻ. Bố mẹ sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ tác động tới trẻ nhằm cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực.

Những lưu ý đặc biệt khi áp dụng liệu pháp hành vi:

- Kiên nhẫn cải thiện và theo dõi kết quả từng ngày

- Không nên đặt quá nhiều mục tiêu, chỉ nên điều chỉnh từng hành vi một, tránh gây tâm lý ức chế ở trẻ

- Nhắc nhở nhẹ nhàng, tuyệt đối không la mắng hay đánh trẻ

Lập thời gian biểu là cách đơn giản lại hiệu quả để trẻ tập dần thói quen và tự giác làm việc theo kế hoạch, giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt hơn, hạn chế những hoạt động bộc phát hoặc mất kiểm soát cảm xúc.

Trò chuyện là cách nhanh nhất để bố mẹ thấu hiểu suy nghĩ, nhu cầu của những đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Tâm lý trị liệu

Bên cạnh những buổi tâm lý trị liệu hay tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý và những phụ huynh cùng hoàn cảnh thì trò chuyện với trẻ nhiều hơn là phương pháp can thiệp mà bố mẹ có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi để thấu hiểu được con.

Giảm căng thẳng cho trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, khó kiềm chế cảm xúc của mình. Đặc biệt khi trẻ căng thẳng thì tình trạng này có thể tệ hơn. Khi đó, để trẻ bình tĩnh, hãy tìm cách đánh lạc hướng cảm xúc của trẻ bằng kể một câu chuyện hài, cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi với trẻ.

Tăng sự tập trung cho trẻ

Trẻ tăng động luôn cảm thấy hứng thú với rất nhiều thứ, trẻ có thể bắt đầu rất chăm chú và tỉ mỉ nhưng không có tính liên tục và gián đoạn khi có gì hay hơn chen ngang. Vì thế, khi trẻ học tập hoặc làm bất cứ việc gì cần tập trung thì hạn chế những yếu tố ngoại cảnh như: âm nhạc, tivi, hay đồ chơi…, tạo không gian yên tĩnh cho trẻ để trẻ không bị phân tâm.

Hạn chế cho trẻ xem tivi

Trẻ tăng động có thể một phần do ảnh hưởng từ các chương trình mang tính bạo lực như phim hành động mạnh, các phim giới hạn độ tuổi vì trẻ chưa đủ nhận thức phân biệt đúng – sai, nên – không nên. Thay vào đó, nên cho trẻ theo dõi các chương trình lành mạnh, phù hợp độ tuổi.

Sản phẩm bổ não hỗ trợ điều trị và can thiệp cho trẻ tăng động

Để hỗ trợ điều trị cho trẻ tăng động, cha mẹ có thể áp dụng theo phương pháp “HỖ TRONG TRỢ NGOÀI” là sự kết hợp giữa liệu pháp hành vi cùng với sử dụng sản phẩm bổ não đặc hiệu hoặc Thu*c. Nhưng có 2 lưu ý sau:

- Một, chỉ dùng Thu*c khi có chỉ định của bác sỹ

- Hai, chọn những sản phẩm bổ não có thành phần tự nhiên để an toàn cho trẻ hơn và đã được kiểm chứng lâm sàng tại những đơn vị chuyên khoa uy tín đầu ngành

Có thể kể ra những thành phần tốt cho não bộ của trẻ như: cao thăng ma, cao ginkgo biloba, taurine, coenzyme Q10, vitamin B6, acid folic, natri succinate khi kết hợp với nhau sẽ mang lại hiệu quả toàn diện cho não bộ của trẻ:

- Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, hành vi tăng động, rối loạn hành vi

- Giúp giảm lo âu

- Giúp tăng khả năng tập trung, học tập, ghi nhớ

Tại Việt nam hiện không thiếu những sản phẩm tốt cho não bộ của trẻ nhưng để hội tụ đầy đủ các thành phần có tác dụng toàn diện lên chức năng não bộ cũng như được kiểm chứng tại bệnh viện chuyên khoa uy tín đầu ngành thì không nhiều.

Vương Não Khang - Hỗ trợ tăng cường trí tuệ trẻ em

Với công thức từ các dược liệu quý tốt cho não của trẻ như: cao đinh lăng, cao thăng ma, cao ginkgo biloba, taurine, coenzyme Q10, vitamin B6, acid folic, natri succinate khi kết hợp với nhau sẽ mang đến hiệu quả cao.

Được dùng cho:

- Trẻ chậm phát triển trí tuệ và khả năng nhận thức.

- Trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ.

- Trẻ em chậm giao tiếp, tương tác xã hội.

- Trẻ em tự kỷ.

TPBVSK Vương Não Khang được kiểm chứng lâm sàng bởi Bệnh viện Nhi Trung ương giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe não bộ.

Đơn vị tiếp thị và phân phối: Công ty CP KD DV &TM Nam Phương

Địa chỉ: Số 17 ngõ 144 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline tư vấn: 098 712 6085

*Thực phẩm này không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh.

P.V

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/6-dieu-bo-me-can-lam-ngay-khi-co-con-bi-tang-dong-giam-chu-y-20190321161524013.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • ThS.BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1 cho biết, rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong số những rối loạn tâm thần vận động thường gặp ở trẻ.
  • Con trai tôi 2 tuổi, lúc nào cũng nghịch không chịu ngồi yên, đang phải điều trị động kinh. Cháu chưa nói được từ nào, chưa hiểu các mệnh lệnh thông thường.
  • Chứng tăng động giảm chú ý (Attention - Deficit Hyperactivity Disorder) là rối loạn tâm lý phổ biến ở trẻ em nhưng hiện có nhiều quan điểm về hội chứng này.
  • Viêm cầu thận mạn là một bệnh của thận. Bệnh này là cầu nối nhanh nhất từ thận bình thường với suy thận nếu như không chữa trị kịp thời.
  • Vợ em năm nay 27 tuổi, đang điều trị hội chứng thận hư. Tụi em muốn có em bé được không thưa BS?
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY