Tâm lý hôm nay

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

ThS.BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1 cho biết, rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong số những rối loạn tâm thần vận động thường gặp ở trẻ.
Theo những báo cáo khoa học có giá trị trên thế giới cho thấy có khoảng 3% - 7% trẻ ở lứa tuổi học đường mắc rối loạn này. Trẻ nam có tỷ lệ mắc rối loạn này cao hơn trẻ nữ từ 2,5 - 5,6 lần. Nếu phát hiện muộn, khả năng chữa khỏi là rất thấp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập, cuộc sống hàng ngày, cũng như sự nghiệp sau này của trẻ. Dấu hiệu trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý Theo ThS.BS Đinh Thạc, để nhận biết trẻ bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, phụ huynh cần quan sát, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động hàng ngày của trẻ từ việc ăn uống, ngủ nghỉ đến học tập, vui chơi. Dưới đây là một sốnhững biểu hiện giảm chú ý thường thấy ở trẻ.: - Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: ở lớp, trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường hay để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ trẻ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng trẻ "quên vẫn hoàn quên".

- Ngại giao tiếp: Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới. - Lơ đãng: trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.

- Khó thể hiện cảm xúc: trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cũng thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm.
Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường. - Không tập trung: trong cơ thể trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý dường như có một "chiếc máy hoạt động không nghỉ". Trẻ thường không thể ngồi im. Xu hướng là trẻ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, trẻ cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế. - Khó đợi đến lượt: trẻ tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn. - Hay quậy phá, dễ nổi giận: trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp. - Kết quả học tập không ổn định: do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường không ổn định. Trẻ cũng gặp khó khăn về đọc và viết. Khoảng 20% trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Biện pháp can thiệp đối với trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý
ThS.BS Đinh Thạc cho biết, đối với từng học sinh có biểu hiệu tăng động giảm chú ý, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để hỗ trợ quá trình điều trị cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý.

Thiết thực hơn, chính giáo viên nên là người để ý quan sát, phát hiện và khuyên cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn. - Liệu pháp hành vi nhận thức: giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt mà ta mong đợi ở trẻ, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt. - Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: giúp trẻ dễ dàng hòa minh vào cuộc sống và môi trường học tập. - Quan tâm đến trẻ: cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ, nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ. - Tăng cường vận động hợp lý: các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập tăng sự tập trung chú ý ở trẻ. - Trò chơi trị liệu phù hợp: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn tốt cho trẻ sẽ giúp làm giảm hiệu quả mức độ tăng hoạt động ở trẻ. - Dùng Thu*c: do bác sĩ điều trị chỉ định và cần kết hợp với liệu pháp tâm lý đối với những trẻ quá tăng hoạt động, một số Thu*c thường được bác sĩ chỉ định như Risperidone liều thấp, Amitriptiline, Clonidine liều thấp, các Vitamin và một số yếu tố vi lượng. Kết quả cho thấy những trẻ tăng động giảm chú ý có trí tuệ tốt được điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn những trẻ có trí tuệ kém. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý trẻ nhiều hơn để có thể phát hiện sớm giúp trẻ được chữa trị và can thiệp kịp thời.

Theo Phạm Minh - VnMedia
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-hieu-tre-bi-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-2290.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY