Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 người nhập viện nghi ngộ độc do ăn bánh tráng trộn ở Đà Nẵng

Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân làm 6 người phải điều trị tại bệnh viện nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh tráng trộn.

6 người nhập viện nghi ngộ độc do ăn bánh tráng trộn ở Đà Nẵng - Ảnh 1

6 người nhập viện nghi ngộ độc do ăn bánh tráng trộn ở Đà Nẵng - Ảnh minh họa

Theo đó, từ 19h ngày 18/11 đến 11h ngày 21/11, bệnh viện tâm trí đà nẵng tiếp nhận 6 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng lâm sàng đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy.

Các bệnh nhân này đều ăn bánh tráng trộn và bánh tráng bơ được mua tại quán hàng chú trọc trước cổng trường trung học phổ thông nguyễn hiền (ở 61 phan đăng lưu, quận hải châu, đà nẵng) vào các ngày 17, 18/11.

Đến sáng 24/11, các triệu chứng của các bệnh nhân đã thuyên giảm, có 2 bệnh nhân được xuất viện.

Sau khi nhận được thông tin (ngày 23-11), Ban Quản lý đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thu thập thông tin và điều tra, lấy mẫu thực phẩm để xác định nguyên nhân.

Kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Văn M. (chú Tr., trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) kinh doanh thức ăn đường phố (bán rong), Ban quản lý ghi nhận nguyên liệu chế biến thực phẩm được chở trên một chiếc xe máy đến bán tại vỉa hè gần trường THPT Nguyễn Hiền. Các nguyên liệu này được trộn với nhau trước khi bán cho khách hàng, chủ yếu là học sinh.

Nguyên liệu bán trong các ngày 17 và 18/11 không còn tại cơ sở, tuy nhiên đoàn kiểm tra đã lấy 10 mẫu nguyên liệu đang sử dụng để trộn bán gồm: Đu đủ tươi và xoài thái sợi, gan rim, trứng cút, đậu phụng rang, mực xé, bò khô, tép khô, sốt bơ, bánh tráng.

Ban Quản lý cho hay nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ. Hiện tại, hộ kinh doanh này đã tạm ngừng buôn bán.

Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố đà nẵng nguyễn tấn hải khuyến cáo người dân nên chọn lựa những quán bán thực phẩm có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên ăn những đồ ăn không rõ nguồn gốc, không hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe bản thân.

(T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/6-nguoi-nhap-vien-nghi-ngo-doc-do-an-banh-trang-tron-o-da-nang-a347133.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Nam thanh niên 23 tuổi được phát hiện có hàng nghìn polyp trong đại trực tràng sau khi có biểu hiện đau tức vùng bụng.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY