Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

6 nhiệm vụ cốt lõi của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện

(MangYTe) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chính thức ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”

Theo đó, bộ y tế yêu cầu các bệnh viện phải thành lập ban quản lý sử dụng kháng sinh và xác định được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong ban; xây dựng kế hoạch hoạt động định kỳ hoặc đột xuất và triển khai thực hiện các hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện theo kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra, giám sát và tiến hành các can thiệp; đánh giá, tổng kết và báo cáo kết quả sử dụng kháng sinh và mức độ đề kháng của vi sinh vật gây bệnh tại đơn vị.

Ngoài ra, bộ y tế ban hành 6 nhiệm vụ cốt lõi của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, cụ thể: thành lập ban quản lý sử dụng kháng sinh của bệnh viện; xây dựng các quy định về sử dụng kháng sinh tại bệnh viện; giám sát sử dụng kháng sinh và giám sát đề kháng kháng sinh tại bệnh viện; triển khai các can thiệp nâng cao chất lượng sử dụng kháng sinh trong bệnh viện; đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện; đánh giá thực hiện, báo cáo và phản hồi thông tin.

06 nhiệm vụ cốt lõi của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện - Ảnh 1.

Bộ y tế yêu cầu các bệnh viện phải thành lập ban quản lý sử dụng kháng sinh và xác định được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong ban (ảnh: minh họa)

bộ y tế lưu ý các bệnh viện một số nội dung cần chú ý khi xây dựng hướng dẫn lựa chọn kháng sinh bao gồm: theo vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nặng của bệnh nhiễm trùng; đặc điểm vi sinh vật gây bệnh và mức độ đề kháng; phân tầng người bệnh liên quan đến nguy cơ nhiễm vi sinh vật kháng Thu*c.

Đặc tính dược động học và dược lực học của kháng sinh; đặc điểm người bệnh (bệnh nhi, người bệnh cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh có suy giảm chức năng gan, thận, người bệnh có tiền sử dị ứng kháng sinh); tính sẵn có của Thu*c tại bệnh viện và khả năng thay thế trong điều kiện không sẵn có Thu*c.

Theo bộ y tế nếu có bằng chứng rõ ràng về vi sinh vật và kết quả vi sinh phù hợp với tình trạng lâm sàng và đáp ứng với phác đồ kháng sinh của người bệnh, cần cân nhắc lựa chọn kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất trên các tác nhân gây bệnh được phát hiện; xuống thang kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ sau khi cân nhắc diễn biến lâm sàng; cân nhắc phối hợp kháng sinh nhằm mục đích mở rộng phổ tác dụng trên vi sinh vật gây bệnh, hiệp đồng tăng cường tác dụng diệt khuẩn, giảm thiểu và ngăn ngừa phát sinh đột biến kháng Thu*c trong quá trình điều trị.

PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/6-nhiem-vu-cot-loi-cua-chuong-trinh-quan-ly-su-dung-khang-sinh-trong-benh-vien-20210120163903812.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY