Bé chào đời hôm nay

6 sai lầm khi bế trẻ sơ sinh nhiều mẹ mắc phải có thể gây nguy hại sức khoẻ bé

Nhiều bà mẹ có thói quen bế trẻ từ dưới phần nách nhưng điều đó khiến cho cơ cổ của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bế trẻ là chuyện đơn giản và đầu tiên mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng cần phải học hỏi. tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý tới việc bế, giữ trẻ đúng cách để không gây hại cho sức khoẻ bé. trang bright side cho biết, việc bế một đứa trẻ hay kéo tay bé sai cách cũng có thể đem đến những nguy hiểm khôn lường. dưới đây là 6 sai lầm và cách làm đúng trong việc chăm sóc một đứa trẻ.

1. Bế trẻ từ phần dưới nách

6 sai lam khi be tre so sinh nhieu me mac phai co the gay nguy hai suc khoe be - 1

Khi bế trẻ sơ sinh, điều quan trọng là phải đỡ phần cổ và đầu của bé. trẻ sơ sinh chưa phát triển phần cơ cổ. việc bế ở nách bé đồng nghĩa với việc khiến trẻ cảm thấy khó thở, chấn thương cổ có thể xảy ra vì không được bế đúng cách. nên bế đỡ phần đầu trẻ sơ sinh cho đến khi bé được ít nhất 4-6 tháng tuổi.

2. Đặt bé sai tư thế trong địu

6 sai lam khi be tre so sinh nhieu me mac phai co the gay nguy hai suc khoe be - 3

Ngày nay rất nhiều bà mẹ dùng địu để địu bé sơ sinh nhưng không phải ai cũng biết cách chỉnh tư thế nằm, ngồi cho bé. trong đó, điều quan trọng là chân của bé phải được đặt ngang (như hình) giống như việc mẹ đang bế em bé, như thế các khớp xương sẽ được giữ nguyên bị trí, cột sống không bị nguy hại. nếu chân bé bị lơ lửng thẳng đứng có thể dẫn đến cách nghiêm trọng về hông như trật khớp háng.

3. Giữ đầu em bé dưới vai

6 sai lam khi be tre so sinh nhieu me mac phai co the gay nguy hai suc khoe be - 4

Nếu mẹ bế bé bằng tư thế áp mặt vào ngực thì nên chú ý khuôn mặt của bé phải ở trên vai. nếu mặt bé bằng vai có thể khiến con khó thở hoặc quần áo bị vướng vào miệng, mũi của bé.

4. Không đổi bên

6 sai lam khi be tre so sinh nhieu me mac phai co the gay nguy hai suc khoe be - 5

Thường xuyên đổi bên khi bế bé là điều cần thiết vì cơ cổ của bé rất yếu cần phải phát triển đều hai bên. nếu giữ lâu một bên có thể khiến cơ cổ còn lại ít phát triển hơn, gặp khó khăn khi quay đầu.

5. Không đỡ lưng cho bé

6 sai lam khi be tre so sinh nhieu me mac phai co the gay nguy hai suc khoe be - 6

Bế trẻ sơ sinh chỉ đỡ mông và đầu rất dễ bị ngã hoặc cột sống bị nặng do không được đỡ. vì vậy cách bế chính xác phải là một tay đỡ đầu và tay còn lại đỡ dọc từ lưng của bé xuống mông.

6. Bế bé hướng ra ngoài

6 sai lam khi be tre so sinh nhieu me mac phai co the gay nguy hai suc khoe be - 7

Thật sai lầm khi bế đứa trẻ quay mặt ra ngoài, điều đó khiến mẹ khó kiểm soát con hơn mà còn tạo áp lực lên cột sống và đôi chân của bé. vì vậy, tư thế tốt nhất là giữ bé theo hướng quay vào trong, đối mặt với mẹ để nâng đỡ lưng và chân được tốt hơn.

Ngoài ra đừng kéo tay bé quá căng có thể dễ làm trật khớp, khuỷu tay của con. tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi.

6 sai lam khi be tre so sinh nhieu me mac phai co the gay nguy hai suc khoe be - 8

Theo Chi Chi (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/nuoi-con/6-sai-lam-khi-be-tre-so-sinh-nhieu-me-mac-phai-co-the-gay-nguy-hai-suc-khoe-be-c13a413391.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY