Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

6 việc cần làm khi trẻ ho, sốt, khó thở tại trường học

Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học, đồng thời hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học.

Đã 5 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới nào. Trước tình hình diễn biến theo chiều hướng tốt lên của dịch bệnh, một số tỉnh thành trên cả nước đã tiến học cho học sinh quay trở lại trường học như: Thanh Hóa, Cà Mau, Thái Bình.

Để phòng chống dịch COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về các việc cần làm khi học sinh có dấu hiệu ho, sốt, khó thở. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh khử khuẩn tịa trương học.

Những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho, khó thở tại trường học

Ngay sau khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở: cần tiến hành các bước sau:

1. Đưa học sinh đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh.

2. Y tế nhà trường phối hợp với cha mẹ khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh (trong vòng 14 ngày trước đó có đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với những người đi về từ vùng dịch, người nghi ngờ, người có xét nghiệm dương tính với COVID-19).

3.Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế xã, phường hoặc y tế địa phương để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ.

4. Nếu không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần.

5. Nếu có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì phối hợp cơ quan y tế tại địa phương đưa học sinh đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị.

6. Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì nhà trường thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

Hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học

Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.

Trước khi học sinh quay trở lại trường

- Vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng).

- Khử khuẩn trường học 01 lần: Phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng...

Trong thời gian học sinh học tại trường

- Mỗi ngày 01 lần, sau buổi học: Lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.

- Mỗi ngày 02 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày: Lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.

- Mỗi ngày 02 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh: Lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.

- Mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.

- Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.

- Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày.

- Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

Theo Huyền Trần/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/6-viec-can-lam-khi-tre-ho-sot-kho-tho-tai-truong-hoc-d156476.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/6-viec-can-lam-khi-tre-ho-sot-kho-tho-tai-truong-hoc-d156476.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/6-viec-can-lam-khi-tre-ho-sot-kho-tho-tai-truong-hoc-358135)

Tin cùng nội dung

  • Sự thiếu hụt những kỹ năng quan trọng giúp con người ta có thể suy nghĩ và trưởng thành được như một người lớn thực thụ.
  • Những khuyến cáo dưới đây được xem là bổ ích khi đi khám bệnh đối với nhóm người cao niên vừa được tạp chí Grandparents của Mỹ cập nhật. Đây là những thông tin bổ ích giúp mọi người nâng cao sức khỏe, tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường như: buồn nôn, thèm ăn, tức ngực,… trong đó có biểu hiện hơi khó thở khiến cho nhiều thai phụ lo lắng.
  • Trường Tiểu học An Thạnh Đông C (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) xuống cấp và nguyện vọng của người dân là có ngôi trường mới để học sinh có nơi học khang trang. Thầy hiệu trưởng ngôi trường này đã hiến đất để xây dựng trường, việc làm của thầy khiến nhiều người nể phục.
  • Khó thở là một biểu hiện của sự cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Nó là một dấu hiệu thường gặp và do nhiều nguyên nhân, đa số do bệnh lý ở bộ máy hô hấp, nhưng đôi khi còn do bệnh tim, do rối loạn chuyển hóa, do hệ thần kinh bị tổn thương…
  • Cơn đau thắt ngực. Để phân biệt đây là cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim (cấp) hay là bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần phải có điện tâm đồ (ECG), men tim.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Cả hai cháu bé đều nhập viện trong tình trạng khó thở, khàn tiếng. Tiến hành mổ nội soi, bác sĩ gắp ra nhiều u sùi nhú mọc trên thanh quản.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY