national airlines là một trong những hãng hàng không phát triển mạnh ở mỹ trong những năm 50-60 của thế kỷ trước. ở thời điểm đó, hãng này có các đường bay ở khắp khu vực bờ đông nước mỹ, đường bay chủ đạo là new york – miami, máy bay thường được sử dụng là boeing 707, với số hiệu cố định là 601.
Tuy nhiên, ngày 5/1/1960, khi tiến hành kiểm tra lần cuối trước khi cất cánh, các nhân viên đội mặt đất tại sân bay ở new york phát hiện chiếc boeing 707 dự kiến sẽ bay tới miami có một vết nứt trên kính chắn gió ở buồng lái. vì quy trình thay kính chắn gió sẽ mất đến 8 tiếng nên để không lỡ việc của hành khách national airlines đã quyết định chuyển 105 hành khách trên chuyến bay số 601 sang 2 chiếc máy bay dự phòng của hãng tại sân bay.
Các hành khách được sắp xếp lên 2 chiếc máy bay thay thế theo trật tự “ai đến trước phục vụ trước”. trong đó, 76 hành khách được đưa lên một chiếc lockheed l-188 electra. chiếc máy bay sau đó đã tới miami an toàn. 29 hành khách còn lại được đưa lên một chiếc douglas dc-6b, khởi hành từ sân bay idlewild để tới miami với số hiệu chuyến bay 2511. phục vụ trên máy bay là phi hành đoàn 5 người, bao gồm 2 tiếp viên, cơ trưởng dale southard, cơ phó r.l. hentzel và thợ máy r.r. halleckson.
Máy bay khởi hành từ new york vào lúc 23h52 và dự kiến sẽ tới miami vào 4h36 sáng 6/1. máy bay được sử dụng trong hành trình này là một máy bay 4 động cơ pratt và whitney r-2800 cb-16 và được miêu tả ở trong tình trạng tốt trước khi cất cánh. theo lịch trình, máy bay sẽ bay xuôi theo phía nam từ new york tới wilmington, bắc carolina rồi rẽ về phía đông qua đại tây dương tới palm beach, florida. sau khi máy bay cất cánh, phi hành đoàn trên máy bay vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với nhân viên kiểm soát không lưu của hãng national airlines.
Phi công trên máy bay báo cáo thời tiết hôm đó không thuận lợi khi mưa lớn bao phủ phần lớn bờ biển phía đông còn những trận bão tuyết cũng được ghi nhận tại nhiều nơi ở khu vực phía tây của bang bắc carolina. song, điều kiện thời tiết không khiến máy bay gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. lúc 2h07, máy bay vẫn liên lạc với nhân viên của national airlines ở sân bay wilmington. đến 2h31, phi hành đoàn báo cáo với trụ sở hãng rằng họ đã đi qua sân bay wilmington 4 phút trước và vừa tới khu vực bờ biển carolina nhưng đây cũng là liên lạc cuối cùng của máy bay.
Ngay sau khi mất liên lạc với chiếc dc-6, national airlines, lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân mỹ đã mở một cuộc tìm kiếm quy mô lớn ở khu vực bờ biển phía đông nam. cuộc tìm kiếm kéo dài qua đêm, cho đến khi nhà chức trách nhận được tin báo về máy bay bị rơi ở bắc carolina. ông richard randolph (một nông dân sống ở gần hiện trường máy bay rơi) cho biết, vào khoảng 2h45 sáng 6/1, ông nghe thấy một tiếng nổ lớn vang lên rồi sau đó thấy một khối sáng rực rơi xuống đất. những người hàng xóm của ông randolph về sau cũng cho biết họ đã nghe thấy tiếng nổ nhưng không mấy bận tâm mà tiếp tục đi ngủ.
Đến rạng sáng hôm sau, ông richard mới đi kiểm tra và phát hiện đống đổ nát trải dài trên cánh đồng của họ. ông đã lái xe tới bốt điện thoại gần nhất để thông báo với sân bay wilmington về chiếc máy bay rơi. khi đó là khoảng 7h ngày 6/1.
Có mặt tại hiện trường sau đó, giới chức mỹ xác định máy bay đã bị vỡ làm đôi trước khi lao xuống đất. các mảnh vỡ của nó bắn ra một khu vực rộng gần 1km2. theo ông swartz (phụ trách việc khám nghiệm hiện trường), toàn bộ những người có mặt trên máy bay đều đã thiệt mạng. thi thể một số người văng xuống đất nhưng phần lớn vẫn bị kẹt trên ghế ngồi của họ. một cặp vợ chồng được tìm thấy vẫn nắm tay nhau.
Ngoài ra, một số hành khách được phát hiện đã mặc áo phao, cho thấy họ đã có sự chuẩn bị trong những phút cuối cùng trước vụ rơi máy bay. một miếng nhôm được xác định là mảnh vỡ máy bay cùng ngày được phát hiện cách địa điểm máy bay rơi đến 26km. đến cuối ngày 6/1, thi thể của 32 trong số 34 người có mặt trên máy bay đã được tìm thấy và việc nhận dạng các nạn nhân cũng đã ngay lập tức được tiến hành.
Trong số những người thiệt mạng có phó đô đốc edward o. mcdonnell – một sỹ quan hải quân mỹ từng tham gia trong cả 2 cuộc chiến tranh thế giới, được trao huy chương danh dự của mỹ. một phó chủ tịch của ngân hàng continental của cuba, một dược sỹ và một sinh viên của trường đại học miami cũng đã thiệt mạng trong vụ việc. trong số các nạn nhân có 3 người vốn chỉ là những hành khách thuộc diện khách chờ và đã được cho lên máy bay do những người khác hủy vé.
Vì còn 2 thi thể chưa được tìm thấy nên giới chức mỹ ngày 7/1 đã mở một chiến dịch tìm kiếm được cho là có quy mô lớn nhất từng diễn ra ở khu vực, với tổng cộng 250 người được huy động. mãi đến ngày 9/1, giới chức mỹ mới phát hiện thi thể của 1 trong 2 nạn nhân còn mất tích, được xác định là luật sư julian frank. thi thể của anh ta được phát hiện đang trôi trên sông, cách hiện trường máy bay rơi cũng gần 30km.
đặc biệt, anh này được tìm thấy trong tình trạng đã mất chân, thi thể bị tổn hại nhiều hơn nhiều so với các hành khách khác: những sợi vải và những mảnh kim loại gắn chặt vào da. hơn nữa, theo kết quả khám nghiệm tử thi, những chấn thương trên người frank không giống những chấn thương trong một vụ T*i n*n máy bay. ngày 15/1, khi thi thể cuối cùng được tìm thấy ở ngay gần nơi máy bay rơi, thượng nghị sỹ mỹ mike mulroney đã tiết lộ các thông tin điều tra ban đầu, theo đó cho biết máy bay 2511 đã bị đánh bom.
nghi vấn ngay lập tức dồn vào frank bởi chỉ mình anh ta được tìm thấy ở xa nơi máy bay rơi, trong khi tình trạng thi thể cũng bị tổn hại nặng nề nhất. không những thế, frank còn được phát hiện đã mua bảo hiểm nhân mạng trị giá 900.000 usd ngay trước khi lên máy bay.
Cũng trong ngày 15/1, văn phòng công tố viên manhattan thông báo frank đang bị điều tra về cáo buộc tham ô các khoản công quỹ trị giá 600.000 usd. tại phiên điều trần ngày 22 và 23/3/1960, các chuyên gia cho rằng máy bay 2511 đã bị vỡ và bị giảm áp ở gần cánh phải gần các ghế ngồi số 6 và số 7.
ngoài ra, một số vật, bao gồm những phần còn lại của những quả pin và một thiết bị được cho là đồng hồ hẹn giờ, cũng đã được phát hiện ở phần xác máy bay, củng cố giả thuyết máy bay đã bị đánh bom. việc thi thể của frank không nguyên vẹn được cho là chỉ dấu cho thấy quả bom đã phát nổ ngay dưới hoặc gần ghế của anh ta.
Báo cáo sau cùng về vụ việc được công bố ngày 29/7/1960 cũng loại trừ các yếu tố thời tiết, vấn đề kỹ thuật, sai sót do con người và các yếu tố khác trong vụ rơi máy bay. báo cáo xác nhận một khối Thu*c nổ đã phát nổ trên máy bay vào khoảng 2h33 và thời điểm máy bay rơi xuống đất được xác định là 2h38. nhiều chuyên gia theo dõi vụ việc khẳng định frank chính là thủ phạm.
Chính anh ta đã khống chế máy bay và cho phát nổ quả bom, thể hiện ở việc một số hành khách đã kịp mặc áo phao. những ý kiến này còn cho rằng nếu frank lên chiếc boeing 707 như đúng kế hoạch, kết quả của thảm kịch sẽ còn tồi tệ hơn, khi chuyến bay ban đầu có 105 hành khách. song, những giả thuyết này cho đến nay chưa được xác nhận do các điều tra viên không thể tìm được bằng chứng xác thực.
Chủ đề liên quan:
Bắc Carolina bảo hiểm Boeing 707 đại tây dương Douglas Lockheed máy bay Miami new york người thiệt mạng Palm Beach PLVN