Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 kiểu chấn thương khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh

Mặc dù điện thoại thông minh hay smartphone mang lại nhiều tiện nghi cho cuộc sống nhưng nó cũng có thể gây tổn thương tới cơ thể nếu dùng quá nhiều và sai cách.

Dưới đây là 7 kiểu chấn thương thường gặp khi dùng smartphone quá nhiều và cách phòng tránh.

 1. Đau cổ

Iposture, ihunch hay text neck là thuật ngữ để chỉ tư thế của chúng ta khi sử dụng smartphone và laptop. khi dùng các thiết bị này, chúng ta thường cúi thấp đầu, gập cổ, gây đau cô và thậm chí dẫn tới yếu cơ.

Để tránh tình trạng này, bạn nên để thiết bị ngang tầm mắt khi sử dụng, tránh gập cổ, căng cổ.

2. Biến dạng ngón út

Nếu bạn nhận thấy ngón út từ bàn tay thuận của bạn hơi cong, gãy hơi so với bàn tay còn lại thì đó có thể là hiện tượng "smartphone pinky" (biến dạng ngón út).

Mặc dù tình trạng này được coi là tạm thời và thậm chí là tự nhiên song vẫn có những khía cạnh tiêu cực có thể xảy ra với bạn.

Cầm điện thoại ở một tư thế quá lâu có thể dẫn đến căng cơ ở cánh tay và ngón tay, thậm chí gây tổn thương dây thần kinh.

Để ngăn ngừa, bạn nên tập thể dục cho bàn tay mỗi ngày bằng cách nắm chặt bàn tay thành nắm đấm rồi duỗi thẳng các ngón tay.

3. Hội ứng ống cổ tay

“Cell phone elbow” là “tech arm” là những thuật ngữ khác của hội chứng ống cổ tay.

Triệu chứng của nó là cảm giác ngứa ran, tê bì ở ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái bàn tay khi bạn gập khuỷu tay quá 90 độ.

Để phòng tránh, hãy giảm thời gian sử dụng điện thoại, thay đổi tư thế, duỗi bàn tay và cánh tay.

4. Đau ngón tay

Nếu bạn bị chuột rút ở các ngón tay và đau ngón tay, bạn có thể bị chứng "text claw". Nguyên nhân gây hội chứng này là do do liên tục nhắn tin, chơi game, vuốt màn hình điện thoại.

Để phòng tránh text claw hay hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay, bạn nên thay đổi tư thế cầm điện thoại thường xuyên, dùng tay nghe khi gọi điện thoại trong thời gian dài, giãn cơ bắp. nếu cần, hãy sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh.

5. Đau ngón cái

Texting thumb ám chỉ cảm giác đau ở ngón tay cái sau khi sử dụng smartphone trong một thời gian dài. đây là hệ quả từ cuộc sống hiện đại, khi con người coi smartphone là vật bất li thân.

Đôi khi thuật ngữ "texting thumb" thường đi kèm với tình trạng viêm gân do ngón tay và các nhóm cơ bị cọ xát quá lâu. dùng smartphone càng lâu, nguy cơ đau ngón tay cái sẽ càng lớn.

Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế sử dụng smartphone, dùng phụ kiện giảm áp lực cho ngón tay khi sử dụng điện thoại và tránh cầm điện thoại ở tư thế thẳng đứng quá lâu.

6. Hội chứng thị giác máy tính

Hội chứng thị giác máy tính là một nhóm bệnh lý mắt và thị lực liên quan đến việc sử dụng máy tính và điện thoại thường xuyên từ 2h trở lên mỗi ngày. Mức độ khó chịu gia tăng với thời lượng sử dụng các thiết bị này.

Các triệu chứng phổ biến nhất là mỏi mắt, đau đầu, mờ mắt, khô mắt, đau cổ và đau vai. 

Để phòng tránh, bạn nên dùng mắt kính chống ánh sáng xanh và thay đổi vị trí làm việc tùy theo nhu cầu.

7. Bỏng

Nhiều người có thói quen đặt điện thoại dưới gối khi ngủ hay khi sạc pin. Thói quen này có thể tăng nguy cơ cháy nổ, khiến người dùng có thể bị bỏng.

Nếu bạn có thói quen này, hãy thay đổi ngay để phòng tránh hiểm họa.

Theo Hoàng Nguyên/Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/7-kieu-chan-thuong-khi-dung-smartphone-qua-nhieu-va-cach-phong-tranh-d52309.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/7-kieu-chan-thuong-khi-dung-smartphone-qua-nhieu-va-cach-phong-tranh-d52309.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/7-kieu-chan-thuong-khi-dung-smartphone-qua-nhieu-va-cach-phong-tranh-391340)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Bạn trai tôi bị đái tháo nhạt sau chấn thương sọ não, uống hết 3 hộp Minirin nhưng vẫn còn cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY