Dinh dưỡng hôm nay

7 lỗi khi chế biến rau xanh ai cũng mắc phải

Do một số thói quen khi chế biến khiến chị em nội trợ đang làm mất hàm lượng vitamin cần thiết vốn có trong rau xanh.
rau xanh.

Rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, do sợ hóa chất trong rau và một số thói quen khi chế biến khiến chị em nội trợ đang làm mất hàm lượng vitamin cần thiết vốn có trong rau xanh.

Ngoài ra, vì tư tưởng tiết kiệm không cần thiết mà nhiều người đã tự đánh mất đi nguồn dinh dưỡng trong rau xanh. Bạn hãy thử xem bạn có mắc phải sai lầm nào dưới đây khi chế biến rau xanh:

rau củ

Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn, bị phun hóa chất nên gọt bỏ hết vỏ cho an toàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá như bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Chính vì vậy, theo khuyến cáo ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được thì không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là dân văn phòng do tiết kiệm thời gian thường đi chợ mua ra một lần sử dụng cho cả tuần. Làm như vậy tuy tiện lợi nhưng rau xanh để quá lâu, dinh dưỡng sẽ bị mất đi, phần lớn các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C gặp phải không khí dễ bị oxy hóa phân giải mà biết mất, rất nhiều loại vitamin rất nhạy cảm đối với ánh sáng, sau khi bị ánh sáng mặt trời chiều xạ trực tiếp sẽ bị mất đi.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Lý do là vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình loại bỏ đi lượng lớn vitamin.

Rau đun lại nhiều lần sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin trong rau xanh, ăn vào không những không có lợi mà thậm chí còn có hại.

Nếu dùng lửa nhỏ xào rau, rau sẽ bị om lâu và dẫn đến việc mất vitamin, đặc biệt là vitamin C và B1. Theo khuyến cáo, khi xào rau bạn nên dùng lửa to.

Một số loại rau chỉnên ăn sống như dưa chuột, cà chua, xà lách...

Thời gian nấu rau xanh nếu quá lâu các chất vitamin trong rau xanh gặp nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy, như thế sẽ làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng có trong rau xanh.

Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi nào chuẩn bị ăn cơm bạn hãy nấu rau để giữ được các loại vitamin trong rau xanh.

Trên đây là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi chế biến rau xanh. Nếu những thói quen này duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, Thời gian kéo dài, sự hấp thu chất dinh dưỡng không đủ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của con người,

Thực tế, rất nhiều người cho rằng cao huyết áp, mỡ máu cao, uống rượu và hút Thu*c lá là thủ phạm gây ra các chứng bệnh về tim mạch hay trúng gió. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng cũng có một số người có các chỉ số về huyết áp, đường huyết bình thường, những người này không uống rượu hay hút Thu*c lá, duy chỉ có lượng axit amin đồng vị trong huyết tương cao. Axits amin đồng vị là nguyên tử gây bệnh độc lập dẫn đến xơ vữa động mạch, trong khi đó xơ vữa động mạch là nguyên nhân quan trọng dẫn đến trung gió.

Nguyên nhân axit amin đồng vị trong huyết tương tăng cao một mặt do di truyền nhưng mặt khác là do ăn uống. Sự thiếu vitamin B trong thức ăn có thể khiến cho axits amin đồng vị trong huyết tương tăng cao, có thể dẫn đến một số bệnh như xuất huyết não, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường....

Chính vì thế, ngoài việc ăn rau xanh một cách hợp lý, khoa học, cần phải đa dạng hóa nguồn thực phẩm, kết cấu bữa ăn hàng ngày cần hợp lý.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-7-loi-khi-che-bien-rau-xanh-ai-cung-mac-phai-11896.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.