Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 thói quen xấu khiến lượng đường trong máu tăng cao

Dưới đây là những thói quen xấu có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Bỏ ăn sáng

Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày - và điều này có thể đặc biệt đúng đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 2, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel) theo dõi lượng thức ăn của 22 người bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng đường huyết tương ứng của họ trong hai ngày. Nghiên cứu cho thấy vào ngày họ bỏ ăn sáng, chức năng của tế bào beta tuyến tụy sản xuất ra insulin, đã bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Không hoạt động thể chất

Tập thể dục là quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài việc giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh hoặc giảm cân, cũng như làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy cảm insulin của cơ thể và giúp các tế bào loại bỏ glucose từ máu và sử dụng nó cho năng lượng. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ - ADA, hoạt động thể chất làm giảm lượng đường huyết trong 24 giờ hoặc nhiều hơn.

Ngược lại, không hoạt động có thể gây ra lượng đường huyết tăng đột biến. Nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên tạp chí Y học & Khoa học trong Thể thao & Tập thể dục cho thấy nồng độ đường huyết tăng lên rõ rệt chỉ sau 3 ngày giảm hoạt động thể chất.

Ngủ không đủ giấc

Để có một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, ngủ đủ giấc là điều cần thiết. Theo Viện y học giấc ngủ quốc gia (NSF), ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến đột biến lượng đường huyết. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia chỉ ngủ 4 giờ một đêm trong 6 đêm giảm đáng kể trong dung nạp glucose.

NSF cho biết giấc ngủ sâu giúp giảm cortisol và hoạt động của hệ thần kinh nên giúp điều hòa lượng đường huyết.

Hút thuốc

Hút thuốc lá (nicotine trong thuốc lá) kích thích tuyến thượng thận tiết ra adrenaline và sự gia tăng adrenaline làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy quá trình phân giải glycogenogenes ở gan và gluconeogenesis, ức chế giải phónginsulin, làm giảm sự hấp thu đường của các mô xung quanh. Có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu.

Không chỉ vậy, hút thuốc lá có thể làm tăng tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia ở hiệp hội hóa học mỹ (acs) khuyến cáo: người khỏe mạnh hút thuốc lá đã nguy hiểm nhưng với những người mắc bệnh đái tháo đường lại càng nguy hiểm hơn. theo gs. xiao-chuan liu, người đứng đầu nhóm đề tài thì những người mắc bệnh đái tháo đường nếu nghiện hút thuốc lá sẽ làm tăng các biến chứng như tổn thương dây thần kinh, gây mù lòa và mắc bệnh tim cao hơn so với nhóm không hút thuốc lá.

Chế độ ăn uống không kiêng khem

Có một chế độ ăn uống phù hợp là nền tảng để kiểm soát bệnh tiểu đường. một khi không kiểm soát chế độ ăn uống, dù dùng thuốc tốt đến thế nào cũng khó giữ ổn định được lượng đường trong máu.

Hiệp hội tiểu đường mỹ (ada) khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên quản lý lượng carb nạp vào cơ thể. một số nghiên cứu cho thấy điều này giúp người bệnh tiểu đường có thể ăn uống hợp lý hơn, cải thiện lượng đường trong máu. chế độ ít carb giúp giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự tăng đột biến đường huyết.

Thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa của Hiệp hội Nội tiết Mỹ, tránh ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Vitamin D điều chỉnh việc sản xuất insulin trong cơ thể và sự thiếu hụt vitamin D sẽ làm tăng mức đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Lạm dụng kháng sinh

Một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa đã tiết lộ rằng lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ 23 đến 53%. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn mức độ vi khuẩn tốt trong hệ thống miễn dịch ở ruột, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và chuyển hóa đường của cơ thể.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/thoi-quen-xau-khien-luong-duong-trong-mau-tang-mat-kiem-soat-68177.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/7-thoi-quen-xau-khien-luong-duong-trong-mau-tang-cao/20230126091951978)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY