Chúng ta thường được khuyên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước,... để tăng cường sức khỏe. Những này mặc dù rất tốt nhưng cũng cần phải ăn uống với lượng vừa phải, không phải cứ nào tốt cũng nên ăn nhiều. Dưới đây là 8 tốt cho cơ thể nhưng bạn cần chú ý liều lượng khi ăn:
Cà rốt chứa kha khá beta-carotene để cơ thể chuyển hoá thành vitamin A. Quá nhiều beta-carotene không có nghĩa là cơ thể bạn sẽ có nhiều vitamin A hơn - vì cơ thể chỉ chuyển hoá vitamin A khi cần thiết. Vậy lượng beta-carotene dư thừa sẽ gây ra điều gì? Chúng sẽ tạo ra chứng caroten máu - một căn bệnh làm cho da bạn trở nên vàng hơn. Tình trạng sẽ nhanh chóng được cải thiện khi carotene được xử lí và không gây hại cho sức khoẻ.
Uống quá nhiều nước có thể gây mất cân bằng điện giải, do nó làm giảm tối đa nồng độ natri khi thận không thể xử lý nó nữa. Một trường hợp xấu khác là não bị tích tụ nước và sưng lên, tăng áp lực do hộp sọ của con người không thể kéo giãn.
Mặc dù rất hiếm, nhưng cả hai trường hợp đã được ghi nhận ở các vận động viên liên tục bù nước sau một buổi tập dài, và những người có vấn đề về thận.
Bơ có một hàm lượng chất xơ dồi dào và rất nhiều vitamin. Nó cũng có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và duy trì sức khoẻ tế bào do hàm lượng chất béo đơn bão hòa cao. Nhưng bơ vẫn béo, một quả bơ chứa 240 calo, chiếm khoảng 10%-20% lượng tiêu thụ calo lý tưởng của một người. Ăn quá nhiều calo có thể dẫn đến các vấn đề tắc nghẽn động mạch. Một người nên ăn khoảng nửa hoặc một quả bơ tươi mỗi ngày.
Củ cải đường là một nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Nó cũng chứa nhiều oxit nitric để cơ thể chuyển đổi thành nitrat, giúp giảm huyết áp. Những chất này sau đó lại được chuyển thành nitrosamine - một chất được tìm thấy trong thịt, có nghĩa là nó cũng có thể làm tăng thêm cơ hội phát triển bệnh. Bởi vậy, tốt nhất là tránh kết hợp một lượng lớn củ cải đường với thịt đỏ.
Rong biển là một ví dụ hiếm hoi của một sản phẩm phi động vật mà giàu vitamin B12. Vậy nên nó đang dần trở thành một thực phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt trong chế độ ăn chay. Nó cũng đã được quảng cáo như một "siêu thực phẩm" có thể giúp giảm cân nhờ hàm lượng iốt và chất xơ dồi dào. Nhưng lượng iốt cao có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí tăng cân. Rong biển cũng có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng tùy thuộc vào nơi nó phát triển. Do đó, chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
Thực phẩm từ đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B, chất xơ, kali, magiê và protein chất lượng cao. Nó được coi là một loại protein hoàn chỉnh vì nó chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra.
Nhưng nếu gần đây bạn đã thay đổi chế độ ăn uống do các vấn đề về tuyến giáp, thì hãy cẩn thận với đậu nành: đậu nành có thể ảnh hưởng tới Thu*c nội tiết tố được sử dụng để điều trị suy giáp ở bệnh nhân nữ. Mặc dù các nghiên cứu này không được kết luận, nhưng nó vẫn nên được cân nhắc
Mặc dù hạt chia đã được biết đến như một "siêu thực phẩm" vì hàm lượng omega-3 cao, cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích sức khỏe của chúng, đặc biệt khi liên quan đến bệnh tim mạch.
Omega 3 chứa trong hạt chia khó hấp thụ hơn loại có trong cá hồi, vì vậy mặc dù nó chứa nhiều hơn, bạn sẽ cần ăn khoảng 100 gram hạt chia để hấp thụ nhiều như cá. Ở đây, 100 gram hạt chia lại chứa khoảng 500 calo, tương đương với một chiếc bánh hamburger. Do đó, không nên dùng quá nhiều hạt chia.
Chủ đề liên quan:
cực tốt phản tác dụng quá nhiều sức khoẻ tác dụng thực phẩm thực phẩm cực tốt tuyệt đối tuyệt đối không dùng