Dinh dưỡng hôm nay

8 lợi ích tuyệt vời khi ăn khoai tây

Khoai tây không chỉ là thực phẩm có hương vị thơm ngon, dễ ăn dễ chế biến mà còn rất giàu dinh dưỡng và mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe.
Hãy cùng điểm lại những giá trị dinh dưỡng quý báu của món ăn này nhé:

1. Phòng ngừa thoái hóa

Vitamin B6 có tác dụng làm giảm homocysteine hóa học trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra các bệnh thoái hóa, cũng như đau tim. Ăn nhiều khoai tây sẽ giúp ngăn ngừa và đánh bạn các chứng bệnh nguy hiểm này.

2. Hàm lượng vitamin C cao

Hầu hết mọi người đều biết rằng vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, loại bỏ các vi rút cảm lạnh và cúm. Hơn thế nữa, loại vitamin này còn có tác dụng tích cực tới quá trình hình thành xương và răng, quá trình tiêu hóa và tạo ra các tế bào máu. Vitamin C giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, sản xuất collagen giúp duy trì độ đàn hồi trẻ trung của làn da và là vũ khí hữ hiệu giúp bạn đối phó với căng thẳng. Nó thậm chí còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại các độc tố và tác nhân từ môi trường có thể gây ra bệnh ung thư.

3. Cung cấp lượng Vitamin D cần thiết

Vitamin này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể của con người. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tâm trạng, nâng cao mức năng lượng và giúp xây dựng hệ xương khỏe mạnh, hệ tuần hoàn, thần kinh, da và răng và cũng như hỗ trợ tuyến giáp của bạn. Vì vậy, hãy nạp nhiều khoai tây cho các bữa ăn của bạn và gia đình.

4. Bổ sung chất sắt cho cơ thể

Nguyên tố này có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển bình thường của cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất ra các tế bào máu, nâng cao khả năng chống stress, chức năng miễn dịch và chuyển hóa protein trong cơ thể chúng ta. khoai tây không phải thực phẩm duy nhất giàu sắt nhưng rất đáng để thưởng thức trong các bữa ăn hàng ngày để tăng thêm lợi ích đối với sức khỏe.

5. Nguồn cung magiê cho cơ thể

Magiê là dưỡng chất có tác dụng thư giãn và chống căng thẳng cho cơ thể. Nó là yếu tố cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, xương và cơ bắp. Tuy nhiên, rất nhiều người trên thực tế bị thiếu loại khoáng chất quan trọng này mà không biết. Vậy thì hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn uống của bạn.

6. Điều hòa nhịp tim và hệ thần kinh

Đây là một trong những chất điện giải quan trọng, giúp điều hòa nhịp tim và hệ thần kinh. Cũng giống như các chất điện giải khác, nó thực hiện một số chức năng cần thiết, bao gồm thư giãn co thắt cơ bắp, làm giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát các hoạt động của thận, giúp điều tiết các chức năng cơ thể. Nên nhớ khoai tây là nguồn cung kali rất đơn giản và dễ kiếm.

7. Ổn định đường huyết

Đường tự nhiên trong khoai tây có thể dễ dàng được chuyển hóa và hấp thu từ từ vào máu, giúp đảm bảo nguồn năng lượng cân bằng và thường xuyên cho cơ thể, mà không gây ra tăng đường huyết đột ngột và nhất là tăng cân.

8. Tăng cường thị lực và hệ thống miễn dịch

Trong khoai tây có đầy đủ các carotenoid như beta carotene và những chất khác, đó là tiền thân của vitamin A trong cơ thể. Carotenoid giúp tăng cường thị lực và hệ thống miễn dịch. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, giúp cơ thể phòng tránh các bệnh ung thư và chống lại những ảnh hưởng của tiến trình lão hóa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ các loại thức ăn giàu carotenoid như một phần của chế độ ăn uống thường xuyên có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn 30% phần trăm so với bình thường. Đây thực sự là tín hiệu rất khả quan cho các bệnh nhân ung thư cũng như những người có tiềm năng ung thư cao.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-8-loi-ich-tuyet-voi-khi-an-khoai-tay-11917.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
  • Dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng đối với trẻ bị ung thư.Cả ung thư lẫn phương pháp điều trị ung thư đều có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khả năng dung nạp các loại thực phẩm và chuyển hoá chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY