Dinh dưỡng hôm nay

8 thực phẩm cứ nấu chín lên là mất chất, ăn sống lại bổ dưỡng gấp nhiều lần

Đừng tưởng thực phẩm nào cứ nấu chín là lên tốt, dưới đây là 8 thực phẩm cứ nấu lên là mất chất, ăn sống lại bổ dưỡng gấp nhiều lần.

1. Hành tây

Thành phần flavonoid quercetin có trong hành tây có tác dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả. thế nhưng chỉ khi ăn sống hành tây, chất flavonoid quercetin mới được cơ thể hấp thu tối đa.

Ngoài ra, theo một kết quả nghiên cứu dinh dưỡng, những dưỡng chất tốt cho tim mạch của hành hoàn toàn biến mất sau 30 phút nếu như hành tây được làm nóng trong lò nướng.

2. Tỏi

Trong tỏi chứa một chất có tên là allicin, chất này giúp tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của bạch cầu khi gặp phải các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như virus gây ra cảm cúm thông thường.

Tuy nhiên, chất này sẽ được phát huy tác dụng tối đa khi dùng tỏi sống. Theo một số nghiên cứu, ăn tỏi sống ít nhất 2 lần/tuần còn giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư phổi.

3. Củ cải đường

Đây là một trong những thực phẩm vitamin c, b, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư.

Tuy nhiên nấu chín sẽ mất hết chất, bởi khi qua chế biến, củ cải đường sẽ bị tiêu hao 25% giá trị dinh dưỡng. vậy các ăn tốt nhất là nên chế biến các món sống từ củ cải đường thay vì nấu chín, chẳng hạn làm salad.

4. Ớt chuông

Trong ớt chuông rất giàu vitamin C, theo ước tính là cứ 100 g ớt chuông đỏ đã có thể cung cấp đủ hàm lượng vitamin C cho cơ thể theo khuyến nghị.

Tuy nhiên nếu như ớt chuông được nấu chín lên sẽ phá hỏng lượng vitamin C có lợi này.

5. Bông cải xanh

Hàm lượng lớn chất phytochemical sulforaphane trong bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa ung thư, chống viêm, trị trầm cảm, tốt cho bệnh tim.

Tuy nhiên, chỉ khi ăn bông cải xanh thì cơ thể mới hấp thu tốt nhất chất sulforaphane sống thay vì nấu chín.

6. Các loại hạt

Các loại hạt quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ… khi đem chế biến như rang dầu sẽ làm tăng chất béo và calo, nhưng ngược lại làm giảm khoáng chất magiê và sắt có trong hạt.

Vì vậy, tốt nhất nên ăn sống các loại hạt này thay vì nấu chín.

7. Rau cải xoăn

Cải xoăn khi nấu chín sẽ không có đặc tính phòng chống bệnh giống như món salad cải xoăn thô.

Điều này bởi trong cải xoăn chứa các hợp chất có tên là glucosinolates. Khi chất này tiếp xúc với enzyme myrosinase tạo thành chất isothiocyanates có khả năng chống viêm và chống tế bào ung thư. Thế nhưng khi nấu chín, myrosinase sẽ bị nhiệt vô hiệu hóa.

8. Rau mầm

Trong rau mầm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên rau mầm chỉ nên ăn sống mới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bởi nếu nấu chín những chất này sẽ thất thoát đi rất nhiều.

Theo Khang Nhi/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/8-thuc-pham-cu-nau-chin-len-la-mat-chat-an-song-lai-bo-duong-gap-nhieu-lan-d40911.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

Copy link

https://www.giadinhmoi.vn/8-thuc-pham-cu-nau-chin-len-la-mat-chat-an-song-lai-bo-duong-gap-nhieu-lan-d40911.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/chuyen-gia-noi-gi-209/8-thuc-pham-cu-nau-chin-len-la-mat-chat-an-song-lai-bo-duong-gap-nhieu-lan-362390)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Hải sâm là một loại thực phẩm biển tuyệt hảo, món ăn bổ dưỡng và khoái khẩu... Nó còn là vị Thuốc có công năng bổ thận ích tinh.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY