Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

8 tuần, thai nhi đã biết nhào lộn trong bụng mẹ

Dù mẹ chưa cảm nhận được nhưng khi 8 tuần tuổi, thai nhi đã biết chuyển động, thậm chí nhào lộn trong bụng mẹ rồi đấy.

Bạn đã bao giờ tự hỏi em bé trong bụng mình được thụ thai như thế nào? quá trình lớn lên ra sao chưa? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người lần đầu lên chức bố mẹ. Hãy cùng đi khám phá:

1. Mỗi em bé được thụ thai đều rất đặc biệt. Mẹ bầu có biết, có tới 2.000.000 tinh trùng được phóng ra trong lúc giao hợp nhưng chỉ có duy nhất 1 chú tinh binh khỏe nhất, giỏi nhất để thụ tinh cho trứng mà thôi.

2. 22 ngày sau khi thụ thai, trái tim của bé con mới bắt đầu đập. Lúc này kích thước của thai nhi chỉ như một hạt giống cây. Nhịp tim của bé sẽ đạt tốc độ trên 157 nhịp đập mỗi phút vào cuối thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên của bạn.

3. Khi bé được 5 tuần tuổi, tức là được được khoảng 44 ngày thì kích thước của bé mới chỉ đạt 7mm. Rất bé phải không?


Khi bé được 5 tuần tuổi, tức là được được khoảng 44 ngày thì kích thước của bé mới chỉ đạt 7mm. (ảnh minh họa)

4. 6 tuần tuổi, bé bằng một hạt đậu, khuôn mặt và các cơ quan Sinh d*c đầu tiên bắt đầu hình thành.

Bài liên quan:

Tường tận quá trình hình thành tai, mắt thai nhi

Khám phá những thú vị về dây rốn thai nhi

Hồi hộp xem nhật ký sự phát triển của thai nhi

Bà bầu ăn gì để thai nhi phòng dị ứng?

5. Bạn có ngạc nhiên khi biết, khi mới 8 tuần, bé đã biết nhào lộn trong bụng mẹ rồi không?

6. Từ tuần thứ 9 đến tuần 12, em bé của bạn đã xuất hiện những sợi tóc đầu tiên. Tiếp đến là lông mày. Một lớp lông tơ mềm bao phủ toàn bộ cơ thể của thai nhi.

7. Khi bước sang tuần thứ 13 của thai kỳ, tất cả các bộ phận chính trên cơ thể của bé đã được hình thành với đầy đủ các chức năng. Dù mặc vào thời điểm này, bé không lớn hơn nắm tay của mẹ là bao nhiêu.

8. khi thai được 18 tuần, lần đầu tiên mẹ bầu cảm nhận một cách rõ rệt những chuyển động của con mình. nếu bạn mang thai lần đầu thì sẽ cảm thấy rất thú vị và ngạc nhiên lắm đấy. những em bé được sinh lần hai, ba thì mẹ có thể cảm nhận những cử động sớm hơn.

Đặc biệt khi có một tiếng động lớn phát ra, bé có thể cử động, thậm chí là đạp nhẹ vào thành bụng mẹ. Mẹ sẽ nghĩ là bé đang giật mình phải không?

9. Nhau thai sẽ bơm khoảng 35% lượng máu có trong cơ thể của bạn cho thai nhi. 1 phút sẽ có 500ml máu từ cơ thể mẹ được lưu chuyển sang cho con yêu.

10. Dấu vân tay của bé con sẽ được hình thành vào tuần thứ 17. Đây chính là đặc điểm nhận dạng không có gì thay đổi được trong suốt quãng đời của em bé sau này.

11. Bước sang tuần 26, bé con của bạn có thể nhận ra giọng nói của bố mẹ một cách rõ ràng rồi đấy.

12. Thực tế , sau khi chào đời, khoảng 4 tháng tuổi trở đi, bé mới mọc những chiếc răng đầu tiên. Nhưng thực chất, khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã có đủ răng rồi. Chúng ẩn mình dưới lợi của bé và chờ đến thời điểm phù hợp mới xuất hiện.

13. Ở tuần thứ 20, em bé sẽ đi tiểu khoảng 3ml nước tiểu/ngày. Lượng nước bé có được do nuốt nước ối từ mẹ. Và lượng nước đó là 2 lít/ngày. Ngạc nhiên chưa?


Ở tuần thứ 20, em bé sẽ đi tiểu khoảng 3ml nước tiểu/ngày. (ảnh minh họa)

14. Đôi tai của bé có cấu trúc hoàn chỉnh về hình dáng và chức năng ở tuần 24. Bé có thể nghe thấy tiếng ồn xuất hiện từ bên trong và bên ngoài tử cung. Nhưng bé chỉ thấy được giọng nói khi được mẹ vỗ về là to nhất. Đây chính là thời điểm thích hợp bố mẹ nên tích cực trò chuyện cùng bé.

15. 26 tuần, bé con lần đầu mở đôi mắt. Nhưng ngôi nhà lúc này của bé vẫn tối lắm, có gì để xem đâu nhỉ?

16. Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối, mỗi ngày bé cần tới 14g chất béo một ngày

17. Từ tuần 32 trở đi, cơ thể của người mẹ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chính bé yêu cũng đang nhạy cảm hơn trước bất kỳ một kích thích nào. Thậm chí bé còn có thể cảm thấy đau đớn

18. Trong những ngày cuối của thai kỳ, tử cung của bạn to gấp 500 - 1000 lần kích thước bình thường. Choáng quá mẹ bầu nhỉ? Có vậy mình mới đẻ con được chứ!

Theo Kim Hoa (Theo Mom) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/8-tuan-thai-nhi-da-biet-nhao-lon-trong-bung-me-c85a203486.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY