Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

9+ cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất

Để giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh đau rát cổ họng, ngoài việc sử dụng Thu*c Tây y, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà

để giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh đau rát cổ họng, đau họng, ngoài việc sử dụng Thu*c tây y, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà như: súc miệng bằng nước ấm, uống trà thảo mộc, uống đủ lượng nước,… những cách làm này được đánh giá là dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu quả. bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 10 cách giảm đau rát cổ họng tại nhà, người bệnh có thể tham khảo.

Mách bạn 10 cách giảm đau họng, rát họng đơn giản và hiệu quả

Đau họng hay đau rát cổ họng là một trong những tình trạng tương đối phổ biến và có thể gặp phải có thể ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này tuy không đe dọa đến tính mạng con người nhưng mang lại khá nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Để cải thiện các triệu chứng khó chịu, các đối tượng bị đau rát cổ họng có thể tham khảo 10 cách làm dịu cơn đau họng được chia sẻ dưới đây:

1. Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp giảm đau rát cổ họng ngay tại nhà. bởi vì, về bản chất, muối có tính sát khuẩn, kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. chính vì vậy chỉ cần mỗi ngày 2 ly nước muối ấm để súc miệng, có thể giúp làm dịu cơn đau họng, nhằm mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

    Cho 1 thìa cà phê muối sạch vào ly nước ấm, khuấy đều cho muối tan hoàn toàn;

Ngoài công dụng cải thiện cơn đau họng, rát cổ họng, súc miệng bằng nước muối ấm còn có tác dụng làm sạch khoang miệng, chống hôi miệng, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, viêm lợi,…

2. Sử dụng Thu*c không kê đơn

Thu*c là một trong những phương án điều trị được phần đông người bệnh sử dụng để cải thiện bệnh lý, bệnh đau rát cổ họng cũng không hẳn là trường hợp ngoại lệ.

Đối với bệnh đau rát cổ họng, bác sĩ chuyên khoa thường kê một số loại Thu*c giảm đau, Thu*c kháng viêm không chứa steroid (nsaid), Thu*c giảm tiết axit dạ dày,… ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại kẹo hoặc Thu*c ngậm trị đau họng để tăng công dụng.

Tuy nhiên, việc sử dụng Thu*c trị đau họng thường đi kèm với những tác dụng phụ không mong muốn. để tránh gặp phải những triệu chứng bất thường, bạn nên sử dụng Thu*c theo chỉ định hay sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3. Massage cổ họng với dầu nóng giúp làm dịu cơn đau họng

Liệu pháp massage cổ họng với dầu nóng là cách làm đơn giản giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng ngay tại nhà. về bản chất, dầu nóng mang bản tính nóng, có tác dụng làm dịu cơn đau rát. trong khi đó, liệu pháp massage giúp cho các tinh chất của dầu nóng thấm nhanh vào lớp bì, từ đó giúp xoa dịu những cơn đau khó chịu.

Hơn nữa, sử dụng dầu nóng massage cổ họng còn giúp loại bỏ các cảm giác khó chịu do một số bệnh tai mũi họng khác gây ra như: viêm amidan, viêm họng hạt, viêm họng mãn tính,…

4. Xông hơi – Liệu pháp giúp làm dịu cơn đau rát cổ họng

Trong một số tài liệu mới nhất cho biết, các triệu chứng đau rát cổ họng không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thở như tắc nghẽn, sổ mũi, khó thở, thở khò khè,…

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng phương pháp xông hơi mặt hoặc xông họng bằng nước ấm. Phương pháp này giúp kích thích sự lưu thông của phổi và đẩy nhanh quá trình hô hấp. Đặc biệt, việc xông hơi còn giúp xoa dịu cơn đau rát cổ họng nhờ hơi nước đi sâu vào khoang mũi, từ đó giúp làm giảm chứng ngứa rát.

Để tăng công dụng, bên cạnh việc sử dụng nước ấm, người bệnh cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu hoặc nấu nước lá cây để xông hơi.

5. Uống đủ lượng nước mỗi ngày

Cơn đau họng hay rát cổ họng thường kéo theo tình trạng khó nuốt hoặc nuốt cảm thấy đau. do đó, người bệnh thường ngại nuốt bất kỳ thứ gì trong giai đoạn này, kể cả nước lọc.

Trên thực tế, uống nhiều nước có thể giúp đẩy lùi cảm giác khó nuốt, mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Đặc biệt, uống nhiều nước còn giúp chữa lành các tổn thương ở lớp niêm mạc cổ họng được nhanh chóng. Hơn nữa, việc uống đủ nước còn giúp cơ thể cải thiện quá trình vận hành cơ thể và tăng cường hệ thống miễn mạch.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, trung bình mỗi ngày, người bệnh nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Hoặc người bệnh có thể kết hợp việc uống đủ nước lọc cùng với các loại nước ép trái cây, nước sinh tố, nước canh súp,…

6. Nhai lá húng quế – Giải pháp giúp giảm đau cổ họng

Không chỉ được dùng để làm gia vị, lá húng quế còn được biết đến là vị Thu*c dân gian được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý. trong một số tài liệu y học cổ truyền cho biết, húng quế có tính ấm, mùi thơm, có tác dụng sát khuẩn, kháng trùng, hỗ trợ điều trị chứng đau răng, sốt, cảm cúm, bệnh ngoài da,… đặc biệt, dùng húng quế để nhai là cách giảm đau rát cổ họng không nên bỏ qua.

Cách thực hiện:

    Đem 3 – 5 lá húng quế tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất bám quanh lá, sau đó vớt ra để ráo nước;

Ngoài việc nhai lá trị bệnh đau họng, người bệnh cũng có thể sử dụng nước sắc từ lá húng quế, bằng cách: Đem 10 – 25gr lá húng quế đã được làm sạch vào trong nồi nước rồi tiến hành đun cho các tinh chất có trong lá ra hoàn toàn. Chắt lọc lấy phần nước để uống hằng ngày.

7. Làm nhẹ cơn đau họng bằng mật ong

Cả hai giới Y học hiện đại và Y học cổ truyền cho biết, mật ong là vị Thu*c thiên nhiên chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa một số bệnh lý thường gặp như: viêm họng, ho, viêm amidan,… Do đó, bạn có thể sử dụng loại nguyên liệu này để làm dịu cơn ngứa rát cổ họng, viêm họng bằng cách:

    Cho 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào cốc nước ấm;

Ngoài việc sử dụng độc vị mật ong trị bệnh viêm họng, người bệnh có thể kết hợp vị Thu*c dân gian này cùng với một số nguyên liệu khác như: chanh, tỏi, gừng,… những loại nguyên liệu này cũng được đánh giá cao về mặt công dụng trong việc chữa bệnh đau họng hay đau rát cổ họng.

8. Cơn đau họng dần dập tắt nhờ mẹo dùng củ gừng tươi

Không chỉ được biết đến là gia vị quen thuộc trong một số món ăn của người Việt, gừng còn là vị Thu*c dân gian được ông bà ta sử dụng trong nhiều bài Thu*c trị bệnh thông thường, trong đó có bệnh đau họng, viêm họng.

Trong đông y, gừng có vị cay, tính ấm, mang mùi thơm đặc trưng, có tác dụng kháng viêm, sát trùng, bổ phế, giải độc và thanh nhiệt. để trị bệnh đau họng theo nguyên liệu này, người bệnh có thể uống mỗi ngày 2 – 3 cốc trà gừng để làm cải thiện chứng đau rát cổ họng, chứng khàn tiếng.

Bên cạnh việc sử dụng trà gừng, người bệnh có thể kết hợp củ gừng cùng với một số nguyên liệu khác như: củ hành, chanh, nghệ và mật ong. Những loại nguyên liệu này cũng có công dụng tương tự như củ gừng. Việc kết hợp đúng cách có thể giúp gia tăng công dụng chữa bệnh của gừng.

9. Giảm đau rát cổ họng nhờ bài Thu*c từ tỏi

Tỏi là một trong những vị Thu*c nam quen thuộc được dân gian bào chế để điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp, tiêu hóa,… Đây là một trong những nguyên liệu lành tính, có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

Trong một số tài liệu của giới Y học hiện đại cho chỉ ra, trong tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tai mũi họng, bệnh ở đường tiêu hóa,… Một số thành phần hoạt chất điển hình như: liallyl sulfide, ajoene, allicin,… Trong khi đó, giới Y học cổ truyền cho biết, tỏi có vị hăng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giải độc.

Với những thành phần và công dụng trên, tỏi thích hợp được liệt vào danh sách các vị Thu*c trị viêm họng, đau họng hiệu quả tại nhà. để sử dụng nguyên liệu này, người bệnh có thể sử dụng bài Thu*c tỏi ngâm mật ong hoặc bài Thu*c tỏi nướng, tỏi ngâm giấm.

10. Dùng giấm táo trị đau rát cổ họng tại nhà

Theo nhận định của chuyên gia, giấm táo được biết đến như vị Thu*c kháng khuẩn tự nhiên nhờ đặc tính axit, làm tan đờm và giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Nếu bạn có cảm giác đau rát cổ họng, đau họng, có thể sử dụng nước giấm táo pha loãng để súc miệng mỗi ngày vài lần theo công thức sau:

    Hòa tan 1 – 2 muỗng canh giấm táo với một lượng nước ấm vừa đủ;

Bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc 10 cách trị viêm họng, giảm đau họng đơn giản nhưng hiệu quả. người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thực hiện ngay tại nhà. đồng thời, bạn cần tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải để từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Những thông tin hữu ích cho bạn đọc:

    10 kẹo ngậm đau họng tốt nhất 2020 (Thu*c viên từ thảo dược)

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-giam-dau-hong)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY