Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

9 lá cây chữa viêm da cơ địa dễ kiếm lại dễ tìm

Tổng hợp 9 loại lá được dân gian sử dụng để điều trị viêm da cơ địa cho người lớn và trẻ em bạn không nên bỏ qua: Lá khế, lá ổi, lá lốt, đinh lăng,...

trong dân gian, có khá nhiều bài Thu*c sử dụng lá cây để điều trị viêm da cơ địa cho người lớn và trẻ em. bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại lá cây này quang khu vực bạn sống, với cách thực hiện đơn giản, có thể áp dụng ngay tại nhà.

Viêm da cơ địa là một loại viêm vùng ra với các triệu chứng thường gặp như nổi đỏ, ngứa, sưng, có thể bị nứt da. nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và hoạt động sinh hoạt hằng ngày của cá nhân đó.

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lá cây dân gian dễ kiếm, dễ thực hiện chữa viêm da cơ địa:

1. Lá đinh lăng

Đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Lá chét có hình răng cưa nhọn.  Lá đinh lăng có vị đăng, tính mát.

Trong điều trị viêm da cơ địa, lá thường được giã nát, thêm một chút muối để tăng công dụng rồi đặt nên vùng bị tổn thương để ngăn chặn sưng viêm. có thể pha một lượng nước ấm với lá đinh lăng để dùng thay cho nước lọc hằng ngày. ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng lá đinh lăng với lá huyết dụ hoặc lá ngỗ điếc và bông lúa rài, sắc lấy nước uống.

2. Lá trầu không

Lá trầu không còn có cách gọi khác là trầu. lá có hình trái tim, mặt lá bóng. lá trầu được sử dụng rất nhiều không chỉ trong thực phẩm cho người già mà, lễ lộc còn là dược liệu để điều trị viêm da cơ địa.

Hiện nay, có khá nhiều nhà trồng cây trầu bạn có thể dễ dàng tìm được, hoặc có thể mua ngay ở các sạp chuyên bán trầu cau ngoài chợ với giá cả hợp lý. bạn có thể sử dụng lá còn tươi hoặc khô để đun lấy nước tắm hoặc giã nát từ 5 – 7 lá trầu không đem đắp lên vùng bị viêm da cơ địa.

Xem thêm: Lá trầu không có chữa được viêm da cơ địa không?

3. Lá khế

Lá cây khế được tìm thấy nhiều ở các vùng môi trường nhiệt đới, đặc biệt cây khế được trồng khá nhiều ở một số địa phương tại việt nam. trồng cây khế, không những thu hoạch được quả sau mỗi mùa vụ mà còn thu được một nguồn lá lớn để điều trị viêm da cơ địa.

Cây khế có lá kép, dài khoảng 5 cm. Thường được sử dụng để da loãng với nước ấm để tắm. Đối với bã lá khế, dùng một nắm chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Sử dụng liên tục có thể đem lại hiệu quả điều trị nhất định.

Xem thêm: Chia sẻ cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế

4. Lá hành hoa

Thật dễ dàng để mua về một bó hành hoa ngay ngoài chợ, đem về để chữa viêm da cơ địa. hành hoa hay còn gọi là hành lá, hành xanh. lá màu xanh, dạng ống, rỗng phần thân.

Sử dụng lá hành hoa để chữa viêm da cơ địa ở chân, tay hoặc mặt. dùng kết hợp với muối hột pha loãng với nước, ngâm từ 10 – 15 phút chỗ vùng bị viêm.

Xem thêm: Mẹo dùng hành hoa chữa viêm da cơ địa

5. Lá tía tô

Lá tía tô có lá mọc đối, có màu nâu tím hay xanh lục, có các sợi long tơ nhỏ trên mặt má. mép lá có khía răng, mặt lá dưới có màu tim tím, có những lá sẽ có màu tím tía cả hai mặt. lá tía tô rất dễ trồng hay dễ tìm mua tại các rạp rau ngoài chợ hoặc siêu thị với giá hợp túi tiền. dân gian sử dụng lá tía tô không những làm rau ăn kèm, rau sống mà còn sử dụng để làm Thu*c chữa viêm da cơ địa.

Các bệnh nhân bị viêm da cơ địa có thể sử dụng tía tô giã nát cùng với một ít gừng để uống, hoặc pha với nước ấm để tắm, để tăng hiệu quả của lá tía tô nên kết hợp với việc giã nát tía tô để đắp trực tiếp lên vùng bị viêm.

Xem thêm: Bài Thu*c chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô – chi tiết

6. Lá ổi

Có thể bạn sẽ phải ngỡ ngàng và đặt ra câu hỏi lá ổi chữa hết viêm da cơ địa ư? chắc có lẽ rất ít người biết được công dụng tuyệt vời của lá ổi. trong y học cổ truyền, thường được sử dụng những lá ổi còn non để làm Thu*c.

Lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm. Thành phần có trong lá ổi như beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin. Ngoài ra, trong lá ổi còn có tinh dầu dễ bay hơi.

Sử dụng các lá ổi tươi đem đun sôi kỹ với nước sôi, sau đó để nguội rồi ngâm tay và chân vị viêm da cơ địa trước khi đi ngủ.

Xem thêm: Bài Thu*c từ lá ổi chữa viêm da cơ địa ít người biết

7. Lá chè xanh

Lá chè xanh hay còn gọi là trà xanh, có vị chát, tính mát, trong lá chè có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Lá chè được bán khá nhiều với giá cực rẻ được bày bán tại các cửa hàng ngoài chợ, siêu thị.

Người bị viêm da cơ địa có thể dùng lá chè tươi nấu với nước để tắm hoặc dùng lá chè vò nát chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị tổn thương. để đạt hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp hai cách điều trị để đam lại kết quả như mong muốn.

Xem thêm: Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng lá chè xanh ít ai biết

8. Lá đu đủ

Thật vậy, chúng ta đều phải công nhận mọi bộ phận của cây đu đủ đều được sử dụng không những trong thực phẩm mà còn là nguyên liệu trong các bài Thu*c. đặc biệt, bạn sẽ không ngờ được công dụng của lá đu đủ trong điều trị viêm da cơ địa.

Lá đu đủ được xếp vào loại lá to, hình chân vịt, có cuống dài với đường kính là 50 – 70 cm, mỗi lá có khoảng 7 khía.

Người bị viêm da cơ địa có thể sử dụng một trong hai cách dưới đây:

    Cách 1: Làm sạch lá đu đủ bằng nước muối. Đem giã nát đắp lên vùng vị viêm.

Xem thêm: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ tại nhà

9. Lá lốt

Nếu nhắc đến các loại lá điều trị viêm da cơ địa, nhất định không thể không nhắc đến lá lốt và lợi ích của nó mang lại.

Lá lốt thường hay bị nhầm lẫn với lá trầu không. lá lốt là lá đơn, nguyên, mọc so le, hình dạng trái tim, có mùi thơm đặc trưng. mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá. lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ẩm, được dùng nhiều trong các bải Thu*c dân gian, điển hình là chữa viêm da cơ địa.

    Gĩa nát những lá lốt tươi đã rửa sạch qua nước, rồi đem đắp lên vùng da vị viêm.

Lưu ý, việc điều trị bằng lá lốt để chữa viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ.

Xem thêm: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt theo dân gian

Vừa dễ tìm dễ kiếm, giá cả lại lợp lý, cách thực hiện vừa dễ làm, tại sao bạn đọc lại không bỏ vào túi bài viết này, có những lúc bạn sẽ cần sử dụng đến nó. ngoài việc sử dụng các loại cây này để chữa viêm da cơ địa, bạn đọc cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, việc điều trị kết hợp có thể sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Bài viết đã tổng hợp các loại lá cây được dân gian sử dụng để điều trị viêm da cơ địa. tùy cơ địa của mỗi người, từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe để lựa chọn các loại cây điều trị cho phù hợp. tuy nhiên, bài viết không đưa ra bất kỳ phương pháp điều trị nào. bạn đọc có nhu cầu sử dụng các loại lá trên để chữa bệnh, có thể tham khảo ý kiến tham vấn từ các chuyên viên chuyên môn hoặc bác sĩ điều trị để có phương pháp điều trị chính xác.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/9-la-cay-chua-viem-da-co-dia-de-kiem-lai-de-tim)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều thực phẩm có thể khiến cơ thể phản ứng, gây biểu hiện dị ứng. Trong số đó, các thực phẩm dưới đây là nguyên nhân gây ra hơn 80% số trường hợp dị ứng thực phẩm kể trên.
  • Cây ké đầu ngựa là cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta, thường thấy ở các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ đường.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • “Hành nghề y cốt là cái tâm, giúp người ta thì cứ giúp chứ tính toán làm gì. Vài chục ngàn sao có thể đem đi so sánh với sức khỏe con người”, ông Trúc tâm niệm.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY