Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

9 món cháo trị cảm lạnh hiệu quả dễ làm mà cực bổ dưỡng

Khi bị cảm lạnh bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn gì. Hãy thử ngay 9 món cháo trị cảm lạnh cực ngon, dễ làm giúp bạn ra nhiều mồ hôi và nhanh khỏe.
Bệnh cảm lạnh rất thường gặp. Khi bị cảm lạnh bạn sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn bất cứ gì. Hãy thử với các món cháo trị cảm lạnh cực ngon, dễ làm và hiệu quả vô cùng.

1. Cháo hành củ

Hành 20 củ, gạo lức 60g. Tất cả vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành vào. Chia nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 bát. Tác dụng: làm ra mồ hôi, giảm sốt, ho. Trị cảm phong hàn, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau bụng đi ngoài.

2. Cháo hành, gừng

Gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g. Tất cả rửa sạch, đổ nước vào đủ, nấu thành cháo, cho gừng, hành rồi đun tiếp một lúc nữa, cho đường vào là được. Ăn nóng ngày 1 bát. Công dụng: làm ra mồ hôi, giải ho cảm lạnh sổ mũi.

3. Cháo lá tía tô

Lá tía tô 12g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã vo sạch vào, thêm 500ml nước nữa nấu thành cháo đặc. Công dụng: chữa ho, cảm phong hàn, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần sáng và tối.

4. Cháo gừng, đường mạch nha

Gừng tươi 25g, đường mạch nha 150g. Gừng cạo vỏ rửa sạch thái nhỏ để sẵn. Gạo đãi sạch cho vào nồi với gừng tươi, đổ vào 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cháo chín cho đường vào. Ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát, ăn nóng. Công hiệu: giải cảm, tán hàn, trừ ho.

5. Cháo bách hợp, chuối

Bách hợp 12g, chuối 2 quả, đường phèn vừa đủ. Nghiền bách hợp thành bột, chuối bóc vỏ thái thành miếng. Đổ chung vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm nhỏ lửa cho đến lúc cháo chín đặc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát, ăn liền 7 ngày.

6. Cháo bối mẫu, đường phèn

Xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 50g. Giã nhỏ bối mẫu, gạo vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, nấu thành cháo, múc cháo vào bát to, cho đường phèn và bột bối mẫu vào, đảo đều lên là ăn được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, ăn lúc nóng. Bệnh khỏi vẫn ăn tiếp 3 ngày nữa. Công dụng: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị trẻ em ho khò khè.

7. Cháo táo đỏ, bí ngô

Bí ngô 1 quả, táo đỏ 500g, đường dỏ 200g. Bí ngô, táo rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với đường đỏ, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát. Tác dụng: thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng. Trị trẻ ho lâu ngày.

8. Cháo nhị bì, cam thảo

Tang bạch bì (vỏ rễ cây) 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lức 50g. Tất cả vị Thu*c rửa sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 bát con. Ăn liền 4-5 ngày. Tác dụng: thanh phế nhiệt, mát máu, lợi tiểu, trị trẻ em ho kéo dài, ho đờm có máu, mặt phù nề.

9. Cháo gà

Ngay từ hồi thế kỷ XII, bác sĩ và triết gia người Do Thái, Maimonides, đã phát hiện ra rằng cháo gà có thể điều trị cảm lạnh và cúm.

Mẹo nhỏ: Ngoài cháo từ gà, bạn có thể tự làm súp gà để tăng sức đề kháng cực kỳ hiệu quả.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/9-mon-chao-tri-cam-lanh-hieu-qua/)
Từ khóa: cảm lạnh

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY