Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

9 người ở Bà Rịa - Vũng Tàu nhập viện sau khi ăn gà rán

(MangYTe) - Ngày 7/9, khoa Nhi, Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đang điều trị 9 người đến cấp cứu trong tình trạng có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm.

Ngày 31/8, bệnh viện tiếp nhận 9 người nhập viện có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, sốt cao… có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, trong có 5 trường hợp là trẻ em.

Theo chị đ.th.b.d. thị trấn long điền, huyện long điền, 5 trẻ là con và cháu trong gia đình, sau khi ăn gà rán mua tại một cửa hàng trên địa bàn thị trấn long điền thì bị nôn ói nhiều, tiêu chảy và đau bụng dữ dội, trong đó có bé gái tên k. 9 tuổi bị nặng nhất: nhiễm trùng máu do ngộ độc thực phẩm.

Cũng trong ngày 31/8, bệnh viện tiếp nhận thêm 4 trường hợp có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. các trường hợp này cũng cho biết đã ăn tại cửa hàng gà rán trên địa bàn thị trấn long điền.

Bệnh viện bà rịa cho biết, sau hơn 1 tuần nhập viện, hiện cả 9 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm vẫn phải điều trị. bệnh viện đã có văn bản gửi đến chi cục atvstp tỉnh bà rịa – vũng tàu về vụ ngộ độc thực phẩm trên.

PV/VOV-TP.HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/9-nguoi-o-ba-ria-vung-tau-nhap-vien-sau-khi-an-ga-ran-ar568472.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các triệu trứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm chủ yếu là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và đau đầu.
  • Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn ôi thiu... Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?
  • Trước tiên,là làm cho nạn nhân nôn ra cho hết thức ăn, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY