Caffeine có thể kích thích các hormone gây căng thẳng như adrenaline trong cơ thể, kích thích các xung điện tim đập nhanh, mạnh hơn. Tốt hơn hết, bạn không nên uống quá nhiều caffeine, nước tăng lực, thay vào đó, hãy chuyển sang uống cà phê khử caffeine (decaf), hoặc uống trà.
Khi bạn thường xuyên thấy căng thẳng, não sẽ kích hoạt sản sinh hormone adrenalin. Để kiểm soát sự gia tăng nhanh chóng hormone căng thẳng, tim sẽ phải đập nhanh hơn để tăng cung cấp máu cho các cơ bắp và các cơ quan trọng cơ thể. Căng thẳng, stress không phải nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, nhưng chúng khiến cơn trống ngực trở nên rõ ràng, nghiêm trọng hơn.
Uống rượu có thể làm tăng nồng độ adrenalin và các acid béo tự do trong máu, từ đó làm tăng xung điện tim và gây trống ngực, hồi hộp.
Thông thường, các triệu chứng này chỉ kéo dài trong vài giây, hoặc biến mất trong vòng 24 giờ sau khi rượu được đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, vì lạm dụng rượu, bia có thể gây bệnh rối loạn nhịp tim, rung nhĩ nguy hiểm. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên uống 3 - 4 ly/tuần để phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Chỉ một đêm mất ngủ, thiếu ngủ cũng khiến trái tim trở nên mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau. Khi bạn bị mất ngủ, cơ thể sẽ cố phản ứng lại sự kích thích bằng cách, sản sinh các hormone căng thẳng, khiến nhịp tim đập nhanh hơn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng/ngày. Thử thực hiện các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn như: Đọc sách, nghe nhạc, dùng một số loại tinh dầu… để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thiếu ngủ, mất ngủ cũng có thể khiến tim đập nhanhMang thai, mãn kinh và các bệnh tuyến giáp có thể gây thay đổi hormone, khiến tim đập nhanh hơn. Suy giảm estrogen trong giai đoạn mãn kinh có thể ảnh hưởng tới hoạt động của mạch máu và cơ tim. Với phụ nữ mang thai, tim cũng có thể đập nhanh hơn để tăng lưu lượng máu đi nuôi cơ thể và thai nhi.
Tuy nhiên, một số bà bầu có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau khi sinh, do rối loạn nhịp tim trong quá trình mang thai, khiến tim bị yếu đi. Đây là lý do các bác sỹ sẽ phải thực hiện siêu âm tim để xác định các nguy cơ gây bệnh.
Hãy cẩn thận vì tập luyện quá sức có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nhanh, thậm chí có thể dẫn tới Tu vong. Tốt hơn hết, những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, người cao tuổi… chỉ nên tập thể thao vừa sức.
Kali là một chất điện giải có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bình thường của các tế bào, mô, các cơ quan và hệ thống điện tim. Magne giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ đau tim, giúp cơ tim khỏe mạnh hơn và làm giảm huyết áp.
Uống ít nước có thể gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là kali và natri trong cơ thể. Thiếu các chất này, các tín hiệu điện tim sẽ bị xáo trộn, gây ra các cơn trống ngực, nhịp tim nhanh.
Dù đa số các trường hợp trống ngực, hồi hộp không nguy hiểm và có thể được khắc phục dễ dàng, bạn vẫn nên cẩn thận, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên.
Nếu cơn trống ngực, hồi hộp thường xuyên xuất hiện cùng các dấu hiệu như: Mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực…, rất có thể bạn đang mắc một số bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, tăng huyết áp…
Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health
Chủ đề liên quan:
căng thẳng có thể nguyên nhân thiếu ngủ tim đập nhanh trống ngực uống nhiều cà phê uống nhiều rượu bia