Dinh dưỡng hôm nay

9 tình huống nên mổ khi mắc u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.


1. Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng là gì?

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh u nang buồng trứng:

- Khi nang trứng không được phát triển đầy đủ: tình trạng dẫn đến việc không hấp thụ được các chất lỏng trong buồng trứng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên u nang buồng trứng. Thường thì u nang sẽ không có các dấu hiệu đặc biệt và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị sau một thời gian nhất định.

- Thừa HCG: khi đang trong thời kỳ mang thai, có thể người mắc bệnh u nang đang thừa HCG.

- Nang bị vỡ mạch máu: khi nang bị vỡ mạch máu sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết u nang, và thường thì sẽ không có những biểu hiện rõ ràng. Tình trạng này không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến u nang buồng trứng.

- Nội tiết tố bị rối loạn: Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến u nang buồng trứng.

2. U nang buồng trứng khi nào nên mổ?

Sau đây là 9 trường hợp cần mổ u nang buồng trứng:

- Hai bên buồng trứng đều có u nang
- Kích thước của u nang lớn hơn 3.6 inch( tức là lớn hơn 7.6cm)
- Sau một thời gian theo dõi khoảng 2-3 tháng, u nang không tự biến mất hoặc to dần lên
- Không phải là u nang cơ năng
- Không cho kết quả rõ ràng u nang là u nang cơ năng hay u nang thực thể
- U nang thực thể cần phải mổ bởi nó không tự mất đi và nguy cơ cao tiến triển thành ung thư, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
- Có khả năng là u ác tính
- Với những người không muốn sinh con, có thể mổ cắt bỏ u nang
- Với phụ nữ mãn kinh, có thể mổ cắt bỏ u nang

3. Điều trị bệnh nhân bị u nang buồng trứng

Hiện nay, có 2 phương pháp mổ nội soi u nang buồng trứng đang được áp dụng gồm: mổ nội soi và mổ mở.

Hiện nay có 2 phương pháp mổ u nang buồng trứng: mổ nội soi và mổ mở

3.1 Phương pháp mổ nội soi

Tùy theo tính chất của u nang buồng trứng mà sẽ quyết định phương pháp mổ u nang buồng trứng.

Nếu u nang có kích thước bé hơn 10cm, nếu kết quả không phải là u ác tính thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định mổ nội soi để điều trị, khối u có thể được cắt bỏ hoặc bóc tách.

Phương pháp mổ nội soi sẽ hạn chế được tối đa việc người bệnh phải dùng kháng sinh do đã dùng kháng sinh dự phòng.

Khi thực hiện mổ nội soi, bác sĩ sẽ rạch vết nhỏ ở bụng sau đó đưa ống soi có gắn camera và nguồn sáng và bơm khí vào khung xương chậu để quan sát rõ buồng trứng hơn. Sau đó, loại bỏ khối u sẽ được loại bỏ thông qua các vết cắt nhỏ trên da.

So với mổ hở thì mổ nội soi sẽ ít đau hơn và vết sẹo mổ sẽ nhỏ hơn. Thời gian hồi phục của người bệnh sẽ nhanh hơn. Thường thì sau khi thực hiện mổ nội soi, bệnh nhân sẽ bình phục sau 2 tuần.

3.2 Phương pháp mổ mở

Phương pháp này được áp dụng khi khối u có kích thước quá lớn hoặc nghi ngờ là u ác tính.

Bác sĩ sẽ tạo một vết rạch lớn trên thành bụng, sau đó tiến hành cắt bỏ u nang buồng trứng. Phương pháp mổ mở là phương pháp truyền thống, gây ra nhiều nguy cơ cho người bệnh như vết mổ có thể bị nhiễm trùng, dính ruột....Bệnh nhân thực hiện theo phương pháp mổ mở sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn mổ nội soi.

Với các bệnh nhân có những bệnh lý khác, chỉ sử dụng phương pháp này khi được bác sĩ chỉ định.

U nang buồng trứng là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới. Đa số khối u nang đều là u lành tính, có những đối tượng không cần thiết phải điều trị nhưng có những bệnh nhân phải được thực hiện phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kích thước khối u, tình trạng của người bệnh... Chính vì vậy bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, kiểm tra định kỳ để có hướng điều trị kịp thời và thích hợp nhất.

Nguồn: Vinmec.com

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304d643330852b957a9edf)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY