Dáng đẹp hôm nay

9 tư thế yoga trị mất ngủ cho giấc ngủ sâu và ngon hơn

Mất ngủ làm bạn thấy mệt mỏi vì không thể tập trung vào công việc và mệt mỏi? Hãy nhanh chóng áp dung ngay tư thế yoga trị mất ngủ cho giấc ngủ ngon nhé!
    Bạn đang gặp vấn đề về mất ngủ một cách thường xuyên?
  • Bạn đang tìm kiếm bí quyết để có được giấc ngủ ngon?
Yoga chính là câu trả lời tốt nhất cho bạn! Nghiên cứu cho thấy rằng yoga có thể giúp chống mất ngủ, căng thẳng, đau nhức. Dành thời gian để tập trung vào hơi thở chậm dài với đôi mắt nhắm lại, có thể giúp cơ thể thư giãn. Dưới đây là một vài trong số những tư thế yoga giúp bạn có được một giấc ngủ ngon.

Hãy cùng Khoedep.vn tìm hiểu ngay 9 tư thế yoga trị mất ngủ cho giấc ngủ sâu và ngon hơn là gì bạn nhé!

1. Tư thế yoga chân đặt trên tường

Nếu đau đầu chính là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, hoặc tỉnh giấc giữa đêm, hãy thử ngay tư thế yoga trị mất ngủ hiệu quả này để giúp kéo căng thư giản cơ cổ. Bắt đầu bằng cách nhấc hông của bạn tựa vào tường, phần hông trái tựa trên thảm ( sàn nhà), nhấc thẳng hai chân tự vào tường, để tay buông thoải mái thư giản, nhắmm ắt lại thử giãn và giữ tư thế này từ 3-10 phút.

2. Tư thế yoga ngã người sang một bên

Bài tập này giúp kéo dài và tăng cường cơ bắp và dây chằng ở gần cột sống, và được xem là một loại Thu*c giảm đau cực tốt cho những người bị đau lưng kinh niên. Để bắt đầu, nằm phẳng trên sàn nhà và gập đầu gối của cả hai chân về phía ngực, từ từ nâng cả hai đầu gối sang bên trái. Dùng bàn tay trái giữ đầu gối, tay phải thả lỏng đặt ngang. Giữ tư thế này trong 5 đến 15 nhịp thở, và quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại điều tương tự ở phía bên phải.

3. Tư thế yoga Vajra Asana

Quỳ xuống và ngồi trên gót chân của bạn. Nếu bạn không quen đặt hông lên gót chân, bạn có thể đặt một chiếc khăn ở giữa hông và gót để lấp đầy khoảng trống. Hít vào, tạm dừng và từ từ cúi về phía trước trong khi thở ra.

Đầu nên chạm vào sàn nhà và ngực chạm đầu gối có thể ngả đầu trên bàn tay nếu bạn thấy khó để chạm sàn. Giữ tư thế này trong 10 giây. Hít vào và trở lại vị trí bắt đầu. Làm 3-5 lần. Tư thế Vajra asana hỗ trợ tiêu hóa và nó ngăn cản axit trào ngược dạ dày và đầy hơi. Do đó bạn có thể ngủ ngon và sâu hơn.

Tham khảo thêm: 10 nguyên tắc vàng khi tập yoga bạn cần thuộc nằm lòng

4. Tư thế yoga cá sấu

Nằm xuống lấy điểm tự là phần bụng, khoanh tay đặt dưới đầu, giữ tay cố định. Nâng hai châ khỏi mặt đất khoảng 30cm. Nhắm mắt lại và nới lỏng cơ thể. Tập trung vào hơi thở nên chậm và nhịp nhàng. Hủy bỏ tất cả những suy nghĩ trong ngày giữ cho âm trí thư giãn. Giữ vị trí này trong 2-3 phút. Từ từ mở mắt, tư thế yoga này giúp làm dịu các dây thần kinh, mát xa trung tâm và giúp trong hoạt động trơn tru của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể thư giãn dễ đi vào giấc ngủ sâu.

5. Hít thở sâu

Bạn nên thực hiện bài tập này trên giường, ngay trước khi đi ngủ. Nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu. Nạp vào lồng ngự với hơi thở giúp phổi mở hết công suất.

Giữ một vài giây. Thở ra và thư giãn bụng. Làm điều này 10-15 lần. Thư giãn trong bài tập thửo này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng và sâu hơn.

6. Tư thế yoga xác ch*t

Với tư thế này bạn sẽ nằm thẳng dang hai thay và chân ở vị trí thoải mái, hít thở đều, và thư giãn, giữ cho đầu óc không suy nghĩ về bất cứ vấn đề gì. Bạn có thể giữ vị trí này và ngủ rất tốt.

Tham khảo thêm: 7 bài tập yoga giúp nâng cao thị lực cho mắt ít người biết

7. Tư thế thiền ngắn

Ngồi trên giường thoải mái, hoặc với chân gấp hoặc thẳng trước mặt bạn; bất cứ tư thế nào khiến bạn thấy thoải mái nhất. Nhắm mắt lại và thư giản, tay đặt trên đùi n và chỉ cần giữ nhịp thở đều một vài phút. Đây là một hình thức thiền trong thời gian ngắn, chú trọng vào nhịp thở giữ cho tâm trí thư giãn nhờ vậy giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.

8. Tư thế yoga duỗi thẳng chân

Nằm thẳng đặt hai chân thẳng trên mặt sàn, đưa chân phải thẳng lên về phía ngực, dùng hai tay giữ kéo căng chân, trong lúc ngày giữ chân trái duỗi thẳng kéo căng người. Làm tương tự với chân còn lại. Tư thế này giúp toàn cơ trên cơ thể thư giãn, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.

9. Tư thế yoga bắt chéo chân

Nằm thẳng trên sàn nhà gập chân phải, đầu gối hướng về phía ngực, dùng hai tay nắm lại giữ chân phải. Chân trái bắt ngang vuông có và gác lên chân phải. Giữ tư thế này trong 10-15 nhịp thở và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Tham khảo thêm: 4 bài tập yoga giúp ngủ ngon giấc giảm căng thẳng hiệu quả

Còn chờ gì mà không thử ngay 9 tư thế yoga trị mất ngủ cho giấc ngủ sâu và ngon hơn ở trên đi nào!

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/9-tu-yoga-tri-mat-ngu-cho-giac-ngu-sau-va-ngon-hon/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY