Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Ai dễ bị hen tim?

Hen tim không phải là bệnh hen theo đúng nghĩa của nó. Nó là tình trạng khò khè, khó thở xuất hiện đột ngột trong thể suy tim sung huyết.

Nguyên nhân là do ứ trệ tuần hoàn phổi và có hay không hội chứng phù phổi cấp. Sự co thắt phế quản trong bệnh hen tim nguyên nhân là do áp lực dồn trở lại từ tim trái tới phổi (tim trái không đủ khả năng bơm hết lượng máu đưa về từ phổi gây “ứ máu giật lùi” về phổi) làm cho đường thông khí của phổi bị hẹp lại.

Còn trong hen phế quản thì co thắt phế quản là do các cơ trơn phế quản co thắt lại gây hẹp đường thở.

Dấu hiệu chính trong hen tim

Hen tim cũng khá giống với hen phế quản. Trong đó bệnh nhân mắc bệnh suy tim hoặc các bệnh van tim cũng xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở dốc (thở nông), có tiếng khò khè và ho.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện khi gắng sức, làm việc nặng nhọc (như leo cầu thang, đi bộ quãng đường dài…) hoặc có thể xuất hiện về nửa đêm gần sáng.

Một số dấu hiệu chính bao gồm: thở dốc (không nhất thiết phải kèm theo có tiếng khò khè); nhịp thở tăng lên và thở nông; tăng cả nhịp tim và huyết áp; tinh thần hoảng loạn.

Ngoài những dấu hiệu trên thì trong còn có các triệu chứng của suy tim để ta phân biệt với hen phế quản. Bệnh nhân thường có tiền sử bệnh tim mạch trước đây. Triệu chứng phù ở mắt cá chân, đi tiểu ít, gan to là những triệu chứng dễ dàng phát hiện nhất. Và khi có các dấu hiệu này thì tiên lượng bệnh nhân rất nặng.

Ngoài ra khi thăm khám ta có thể thấy các dấu hiệu tại tim gây nên suy tim như tiếng thổi do hẹp hở van hai lá, thông liên thất…Nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy và trong cơn phù phổi cấp có thể thấy tiếng ran dâng trào từ đáy phổi lên đỉnh phổi - gọi là dấu hiệu “thủy triều dâng”.

Các cơn hen tim thường xảy ra giống như cơn hen nhưng thường ở người bệnh tim

Chìa khóa để kiểm soát có hiệu quả bệnh là phải chẩn đoán chính xác. Phải phân biệt được giữa những người bệnh do suy tim cấp tính với những người khó thở do các rối loạn khác, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, embolism phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (Ards).

Nguyên tắc cơ bản điều trị là cần phải cải thiện khả năng bơm máu của tim để giải phóng lượng máu ứ trệ ở phổi (hay nói cách khác chính là điều trị suy tim) kết hợp với Thu*c giãn phế quản.

Nếu nguyên nhân do van tim hoặc một số bệnh tim bẩm sinh có thông giữa các buồng tim thì phẫu thuật hoặc can thiệp qua da cần được cân nhắc

Mục tiêu điều trị cần kiểm soát được các cơn ho vào ban đêm, kiểm soát tình trạng phù thũng, kiểm soát được lượng dịch vào cơ thể và số lượng máu còn dư trong tâm thất trái.

Điều trị suy tim cấp với Thu*c lợi tiểu nhằm giải phóng lượng dịch ứ trệ tại tuần hoàn phổi và Thu*c giúp tăng tác dụng co bóp của cơ tim.

Khi tình trạng suy tim được cải thiện thì khó thở sẽ hết. Một số bệnh nhân xuất hiện đồng thời cả hen phế quản và suy tim thì chúng ta cần chữa trị đồng thời cả hai bệnh cùng một lúc.

Thu*c corticosteroid cho bệnh nhân cấp chỉ định phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và đáp ứng của bệnh nhân với những điều trị ban đầu. Khi mà điều trị thuần túy có tác dụng thì khò khè, khó thở sẽ tự động tan biến. Nếu phải dùng corticosteroids thì cần vài giờ mới có tác dụng tốt nhất.

Những ai dễ bị hen tim?

Hen tim thường xuất hiện ở những bệnh nhân nhiều tuổi mắc bệnh suy tim. Đối với người già mắc bệnh suy tim thì khả năng co bóp tống máu của cơ tim lại càng yếu hơn và máu rất dễ bị ứ trệ tại tuần hoàn phổi gây nên hen tim.

Do đó mọi người cần chú ý, đặc biệt là những người nhiều tuổi mắc bệnh suy tim khi xuất hiện ho, khò khè, khó thở tăng lên cần đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

AloBacsi.vn Theo BS. Trần Tất Đạt - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ai-de-bi-hen-tim-n12441.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Những bà mẹ bị béo phì trong khi mang thai có khả năng sinh ra trẻ bị hen cao hơn so với các bà mẹ có cân nặng bình thường khi mang thai.
  • Thuật ngữ bệnh cơ tim chu sinh được các nhà lâm sàng tim mạch dùng cho những trường hợp suy tim có liên quan đến thai sản.
  • Phụ nữ bị hen phế quản khi mang thai có thể gặp một số biến chứng trong thai kỳ như: Tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, sinh nhẹ cân,… Tuy nhiên nếu được kiểm soát tốt sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng và vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
  • Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
  • Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY