Sức khỏe hôm nay

Mẹ béo phì khi mang thai, con dễ bị hen

Những bà mẹ bị béo phì trong khi mang thai có khả năng sinh ra trẻ bị hen cao hơn so với các bà mẹ có cân nặng bình thường khi mang thai.
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây, những bà mẹ bị béo phì trong khi mang thai có khả năng sinh ra trẻ bị hen cao hơn so với các bà mẹ có cân nặng bình thường khi mang thai.

Để xem cân nặng của mẹ có liên quan như thế nào tới sự xuất hiện bệnh hen ở con, Phó giáo sư, Tiến sĩ nhi khoa Erick Forno và cộng sự thuộc Bệnh viện Nhi Pittsburgh, Mỹ, đã tiến hành đánh giá 14 nghiên cứu được công bố trước đó bao gồm hơn 100.000 cặp mẹ-con. Họ nhận thấy những trẻ có mẹ bị thừa cân hoặc béo phì trong khi mang thai có nguy cơ bị bệnh hen cao hơn 20-30% so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ có cân nặng bình thường.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy tăng cân quá mức trong thai kỳ tăng 16% nguy cơ hen ở trẻ em. Kết quả này bao gồm tất cả những nghiên cứu đánh giá bệnh hen tại những thời điểm khác nhau trong thời kỳ thơ ấu, từ 1 tới 16 tuổi.

Mặc dù đánh giá này gồm hơn chục nghiên cứu được công bố trước đây cho thấy mối liên quan giữa cân nặng của người mẹ trong thời kỳ mang thai và nguy cơ con bị bệnh hen, nhưng chưa thể chứng minh được cân nặng của mẹ là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh hen ở con.

Theo nhóm nghiên cứu, béo phì đôi khi dẫn đến tình trạng viêm, góp phần gây nên bệnh đái tháo đường hoặc bệnh tim, và có thể tình trạng viêm ở người mẹ đã ảnh hưởng ít nhiều tới phổi và đường hô hấp đang hoàn thiện của thai nhi. Hoặc cũng có thể một số chất dinh dưỡng ở các bà mẹ có chế độ ăn lành mạnh giúp bảo vệ trẻ không bị bệnh hen. Bên cạnh đó, có một số yếu tố trong cấu trúc di truyền của người mẹ dẫn đến tình trạng xuất hiện cả bệnh béo phì ở mẹ và hen ở con. Nhưng khả năng nghĩ tới nhiều nhất là có sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng điều quan trọng là tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, đặc biệt là nếu đang chuẩn bị có thai.

Thanh Hà

Theo HealthDay, 22/7/2014

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-me-beo-phi-khi-mang-thai-con-de-bi-hen-7776.html)

Tin cùng nội dung

  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY