Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Ai không được dùng Thuốc lợi tiểu giữ kali?

Triamteren là Thuốc lợi tiểu giữ kali, có thể làm giảm dự trữ kiềm nên có thể gây nhiễm toan chuyển hóa, pH nước tiểu tăng nhẹ.
Triamteren là Thuốc lợi tiểu giữ kali, có thể làm giảm dự trữ kiềm nên có thể gây nhiễm toan chuyển hóa, pH nước tiểu tăng nhẹ.

Thuốc triamteren được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nhưng sự hấp thu không hoàn toàn, chỉ đạt 30-70%. Tác dụng lợi tiểu xuất hiện trong vòng 2-4 giờ sau khi uống Thuốc và giảm trong vòng 7-9 giờ sau đó. Tác dụng điều trị tối đa có thể phải sau vài ngày dùng Thuốc mới đạt. Khi Thuốc thải qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi và dạng chuyển hóa Thuốc có thể làm nước tiểu có màu xanh nhạt.

Triamteren được chỉ định điều trị hỗ trợ phù khi suy tim sung huyết, xơ gan, hội chứng thận hư, thường liên quan đến tăng aldosteron thứ phát, điều trị phù không rõ nguyên nhân và tăng huyết áp. Tuy nhiên, triamteren không được dùng đơn độc như một liệu pháp ban đầu để điều trị suy tim sung huyết nặng, vì tác dụng điều trị tối đa có thể chậm. Nên dùng Thuốc phối hợp ngay từ đầu với các Thuốc lợi tiểu mạnh hơn và tác dụng nhanh hơn, ví dụ các thiazid, clorthalidon, furosemid... Sự phối hợp này rất tốt vì điều hòa cân bằng được việc thải và giữ kali trong huyết tương.

Triamteren đơn độc có ít hoặc không có tác dụng giảm huyết áp; tuy vậy, có thể dùng Thuốc phối hợp với một Thuốc lợi tiểu khác hoặc với một Thuốc chống tăng huyết áp để điều trị tăng huyết áp nhẹ hoặc vừa.

Dùng triamteren theo đường uống. Thuốc phải chia thành liều nhỏ, uống sau bữa ăn sáng và trưa. Liều lượng triamteren tùy thuộc tình trạng bệnh và đáp ứng của từng người bệnh. Nếu ngừng Thuốc đột ngột có thể gây kali niệu tăng, do đó phải ngừng Thuốc từ từ (giảm liều từ từ). Nếu dùng kết hợp triamteren với các Thuốc lợi tiểu khác thì cần phải giảm liều đầu tiên của mỗi Thuốc và sau đó điều chỉnh liều cho thích hợp. Cần giảm liều ở người bị xơ gan.

Nếu vì lý do nào đó mà bệnh nhân uống quá liều Thuốc, biểu hiện quá liều là: buồn nôn, nôn hay các rối loạn về tiêu hóa khác, có thể yếu cơ; đôi khi xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp, đặc biệt khi dùng kết hợp với hydroclothiazid hoặc Thuốc lợi tiểu khác, hoặc Thuốc hạ huyết áp, tăng kali huyết. Khi đó cần ngưng dùng Thuốc và chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu. Bệnh nhân phải được rửa dạ dày ngay, điều trị triệu chứng và kiểm tra chức năng thận và nồng độ chất điện giải trong huyết tương. Nếu kali huyết cao rất nguy hại cho tim, vì vậy phải dùng chất đối kháng của kali để hạ kali huyết, như dùng calci gluconat.

Chống chỉ định dùng triamteren cho những bệnh nhân: bị suy thận nặng hoặc suy thận đang tiến triển, bệnh gan nặng, chứng kali huyết cao mắc sẵn hoặc do Thuốc, hoặc mẫn cảm với Thuốc; người mắc chứng tăng acid uric huyết hoặc bệnh gút; có tiền sử sỏi thận; tránh dùng triamteren cho người bệnh nặng vì có thể xảy ra nhiễm toan hô hấp hoặc nhiễm toan chuyển hóa; nhiễm toan làm kali huyết tăng nhanh...

Thận trọng với người phải dùng Thuốc trong một thời gian dài, phải giám sát dấu hiệu mất cân bằng điện giải, đặc biệt với người bệnh bị suy tim, bệnh thận, xơ gan. Bệnh nhân cũng cần phải kiểm tra định kỳ nồng độ kali huyết thanh, đặc biệt ở người bệnh cao tuổi, bệnh nhân bị xơ gan, đái tháo đường, suy giảm chức năng thận hoặc khi thay đổi liều. Khi xét nghiệm thấy kali huyết tăng, cần ngừng Thuốc ngay. Đối với phụ nữ mang thai: đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về dùng triamteren cho người mang thai nên chỉ dùng Thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích do Thuốc đem lại hơn hẳn rủi ro cho thai nhi. Bà mẹ cho con bú: vì Thuốc đào thải qua sữa mẹ nên không dùng Thuốc trong thời kỳ cho con bú. Nếu cần phải dùng Thuốc thì không nên cho con bú.

Thuốc triamteren có thể gây ra các tác dụng phụ gồm: đối với tim mạch, làm hạ huyết áp, phù, suy tim sung huyết, nhịp tim chậm. Thuốc gây chóng mặt, đau đầu, mệt; buồn nôn, táo bón; khó thở; nước tiểu màu xanh nhạt; mất nước, đỏ mặt; phát ban ngoài da; chứng vú to ở đàn ông, chảy máu sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ; làm giảm natri huyết, tăng kali huyết, nhiễm acid chuyển hóa tăng clor...

Thông thường tác dụng phụ của triamteren nhẹ và hết khi ngừng Thuốc. Nhưng bệnh nhân điều trị lâu phải được giảm sát dấu hiệu mất cân bằng điện giải; nếu tăng kali huyết, phải ngừng Thuốc ngay. Có thể giảm thiểu buồn nôn bằng cách cho uống Thuốc sau bữa ăn.

Nếu dùng triamteren cùng với amilorid, spironolacton, Thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin như enalapril, captopril... sẽ có nguy cơ cao tăng kali huyết. Khi dùng đồng thời triamteren với Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin có thể có hại tới chức năng thận.

Dùng kết hợp triamteren với bổ sung kali hay các Thuốc có chứa kali như benzylpenicilin kali, các chế phẩm khác có chứa kali có nhiều nguy cơ tăng kali huyết hơn. Vì vậy phải tránh dùng kết hợp với các Thuốc này. Không dùng kết hợp lithi với triamteren do triamteren làm giảm độ thanh thải lithi ở thận và tăng độc tính của lithi.

ThS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ai-khong-duoc-dung-thuoc-loi-tieu-giu-kali-19553.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.