Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Ai không nên dùng Thuốc trị đầy bụng?

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, các cụ nhà ta thường có câu no ba ngày Tết để nói dịp Tết mọi người cũng thường hay tụ họp và ăn uống.
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, các cụ nhà ta thường có câu no ba ngày Tết để nói dịp Tết mọi người cũng thường hay tụ họp và ăn uống. Chính vì vậy, trong những ngày này nhiều người bị các triệu chứng như đầy bụng, trướng bụng, ợ hơi, ăn không tiêu... Nguyên nhân có rất nhiều, có thể do có sẵn bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản... khi ăn uống nhiều, thức ăn khó tiêu, nhiều chất béo, giàu đạm, nhiều gia vị, chất kích thích chua, cay... sinh đầy bụng, ậm ạch sau khi ăn. Thậm chí đôi khi chỉ vì ăn quá nhiều, ăn vội, nhai không kỹ... cũng có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.

Các Thuốc thường dùng có nhiều loại, trong đó các Thuốc kháng acid như các loại muối nhôm, muối magie, calci carbonat, natri carbonat... Các Thuốc này là những hợp chất có tính bazơ giúp trung hòa acid có trong dịch vị của dạ dày. Thuốc thường được dùng sau khi ăn. Song loại Thuốc kháng acid natri carbonat cần tránh dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan và phụ nữ mang thai bởi Thuốc gây tăng natri trong máu, nguy hại đến sức khỏe.

Vì vậy, những đối tượng này có thể dùng sang loại trị đầy bụng">Thuốc trị đầy bụng khác không ảnh hưởng tới sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ, cũng như tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh đầy bụng như ăn những thực phẩm tươi mới, dễ tiêu hóa, ít béo, lỏng, mềm, khi ăn cần tạo tâm lý thoải mái, tránh ăn vội vàng, nhai kỹ, không ăn quá no...

DS. Quang Huy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ai-khong-nen-dung-thuoc-tri-day-bung-13765.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lý dạ dày - tá tràng (DD-TT) là nhóm bệnh lý thường gặp trong thực hành bệnh tiêu hóa ở trẻ em.
  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY