Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Ăn cua bị dị ứng : Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

Ăn cua bị dị ứng là hiện tượng xảy ra do hệ miễn dịch nhầm lẫn protein trong cua là một chất gây hại và phản ứng chống lại. Cách xử lý như sau

dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có tiền sử bị dị ứng với các loại động vật có vỏ khác. vậy ăn cua bị dị ứng nguyên nhân do đâu? bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải về hiện tượng này, đồng thời hướng dẫn cách xử lý kịp thời khi bị dị ứng cua.

Ăn cua bị dị ứng nguyên nhân do đâu?

Cua là thực phẩm giàu omega 3, omega 6, vitamin b1, b2, b6, pp, canxi, sắt, photpho, kali, đồng, protein, lipid. mặc dù được đánh giá rất cao về mặt giá trị dinh dưỡng nhưng cua lại nằm trong danh sách những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất cho cơ thể.

Dị ứng cua là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với các chất có trong cua, protein chính là thành phần chủ yếu khiến bạn ăn cua bị dị ứng.

Phản ứng dị ứng xảy ra khi các kháng thể immunoglobulin e (ige) được hệ miễn dịch giải phóng liên kết với các phân tử của cua. quá trình này sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng một chất hóa học trung gian có khả năng gây dị ứng, viêm có tên gọi là histamine.

Ngoài ra, do sống trong môi trường nước, cua rất dễ bị nhiễm độc và ký sinh trùng từ ngoài môi trường. một số chất độc cũng có thể sản sinh do quá trình bảo quản và chế biến thịt cua không đúng cách. tất cả những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi ăn cua.

Hiện tượng dị ứng cua xảy ra phổ biến nhất ở các bé trai, người cao tuổi, người có cơ địa dị ứng hoặc các trường hợp có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay bệnh viêm da cơ địa… một cá nhân từng bị dị ứng hải sản và động vật có vỏ khác như tôm, cá ngừ, hàu, sò hay sứa thì cũng có nguy cơ bị dị ứng cao khi ăn cua.

Triệu chứng dị ứng cua

– Dấu hiệu thường gặp

Các trường hợp ăn cua bị dị ứng thường có các triệu chứng sau:

    Da bị nổi phát ban, các nốt sẩn đỏ

– Triệu chứng dị ứng nghiêm trọng khi ăn cua:

Dị ứng cua có thể dẫn đến một phản ứng nghiêm trọng hơn được gọi là sốc phản vệ. Đây là một triệu chứng nguy hiểm, có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nên cần được cấp cứu khẩn cấp.

Các biểu hiện của sốc phản vệ do dị ứng cua bao gồm:

    Huyết áp tụt nhanh

Nếu có bất kỳ biểu hiện nào như trên, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu gần nhất để được xử lý kịp thời, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

Ăn cua bị dị ứng phải làm sao?

Để chữa dị ứng cua, bác sĩ có thể chỉ định các Thu*c chống dị ứng để làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. riêng các trường hợp bị sốc phản vệ sẽ được điều trị tích cực theo phác đồ riêng tại các phòng cấp cứu.

Ăn cua bị dị ứng uống Thu*c gì?

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường kê đơn Thu*c kháng histamin cho người bị dị ứng cua. nhóm Thu*c này có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, đồng thời giảm ngứa, cải thiện tình trạng nổi mề đay, phát ban cũng như các triệu chứng khác liên quan.

    Clorpheniramin: Liều dùng 4mg/lần ở người lớn và 1 – 2 mg/lần ở trẻ em, uống sau mỗi 4 – 6 giờ. Thu*c được điều chế dưới các dạng viên nén, viên nang, viên nhai hay Thu*c tiêm. Khi sử dụng Thu*c Clorpheniramin bạn có thể gặp các tác dụng phụ buồn ngủ, khô họng, táo bón đau đầu.
  • Loratadine: Đây là Thu*c kháng histamin H2 có tác dụng giảm ngứa, hắt hơi, sổ mũi cho các trường hợp ăn cua bị dị ứng. Liều dùng 10mg/lần/ngày ở người lớn và 5 – 10mg/lần/ngày cho trẻ tùy theo độ tuổi của bé. Thu*c Loratadine không gây buồn ngủ nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, khô miệng, mắt nhìn mờ.
  • Cetirizine: Cơ chế hoạt động và tác dụng của Cetirizine tương tự như các loại Thu*c trên. Liều dùng điều trị dị ứng cua ở người trưởng thành là 5 – 10mg mỗi ngày. Tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ nếu có ý định sử dụng loại Thu*c này cho trẻ em.

Cách điều trị sốc phản vệ khi bị dị ứng cua

Sốc phản vệ là một biến chứng nghiêm trọng của dị ứng cua. trường hợp này cần được xử lý cấp cứu gấp bởi nếu tình trạng tiếp tục diễn biến phức tạp, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. để điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ tại bệnh viện có thể áp dụng phác đồ chống sốc phản vệ của bộ y tế (ban hành vào năm 1999).

– Sơ cấp cứu tại chỗ

    Đặt bệnh nhân nằm yên một chỗ, nâng chân cao hơn đầu, kết hợp ủ ấm. Trường hợp bệnh nhân có nôn ói thì đặt nằm nghiêng để ngăn không cho chất nôn không bị tràn vào khí quản.

– Xử lý cho các trường hợp ăn cua bị dị ứng dẫn đến suy hô hấp

    Thổi ngạt

– Các loại Thu*c điều trị sốc phản vệ khác:

    Methylprednisolon (hoặc Hydrocortisone): Liều dùng 1- 2mg/kg/4giờ

– Phương pháp điều trị phối hợp:

    Dùng than hoạt tính 1g/kg theo đường uống

Chế độ chăm sóc tại nhà cho người bị dị ứng cua

Việc chăm sóc đúng cách có thể giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của dị ứng cua gây ra do da cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh lành. đối với vấn đề này cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

– Ngưng sử dụng cua trong thực đơn

Nếu phát hiện ăn cua bị dị ứng, người bệnh không nên tiếp tục ăn thực phẩm này hoặc bất kỳ món ăn, sản phẩm chế biến sẵn nào khác có chứa cua. điều này có thể giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh và ngăn ngừa các đợt dị ứng cua xảy ra trong tương lai.

– Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích:

Một số yếu tố dị nguyên có thể kích hoạt phản ứng dị ứng cua đang diễn ra trong cơ thể bùng phát dữ dội hơn. những tác nhân gây kích thích có thể là khói Thu*c lá, bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm, lông chó mèo hay xà phòng.

Hãy tránh xa các yếu tố này, nhất là khi bạn có cơ địa quá mẫn hoặc có tiền sử từng bị dị ứng với những chất trên.

– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Da thường là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dị ứng cua hay các loại dị ứng thực phẩm khác. bạn có thể bị nổi sẩn đỏ hay các mảng mề đay ở một khu vực da hoặc toàn bộ cơ thể.thêm vào đó các hoạt động trong ngày cũng khiến da đổ nhiều mồ hôi, kết hợp với bụi bẩn sẽ càng gây ngứa ngáy khó chịu hơn. nếu không giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vi khuẩn có thể tấn công vào da gây nguy cơ bội nhiễm rất cao.

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên tắm mỗi ngày và vệ sinh khu vực da bị dị ứng thường xuyên. dùng nước ấm rửa có thể giúp làm dịu cơn ngứa và tình trạng kích ứng da. tránh dùng xà phòng chứa thành phần sodium laurel sulfate hay chất tẩy trắng, chất tạo mùi hay tạo bọt vì chúng có thể kích thích phản ứng dị ứng cua thêm nghiêm trọng.

Tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, xà phòng dịu nhẹ được đặc chế cho da nhạy cảm, chẳng hạn như Aveeno Hoặc Cetaphil…

– Tránh gãi:

Gãi là phản xạ khó tránh khỏi khi bạn bị ngứa. Tuy nhiên hãy cố gắng kiềm chế việc dùng tay cào gãi mạnh vào da bởi hành động này chỉ kích thích cơn ngứa trở nên dữ dội hơn, thậm chí còn làm phát ban lan rộng và bị nhiễm trùng.

Nếu muốn đối phó với cơn ngứa, bạn có thể đắp một cái khăn lạnh lên chỗ da bị kích ứng nhiều lần trong ngày. hoặc có thể lấy gel nha đam, dầu dừa thoa lên da. đây là những cách giảm ngứa da do dị ứng cua đơn giản đang được áp dụng phổ biến trong dân gian.

– Duy trì nhiệt độ mát mẻ trong cơ thể

Cơ thể nóng bức, đổ nhiều mồ hôi có thể làm tình trạng dị ứng, nổi phát ban ngoài da thêm nặng. vì vậy, các trường hợp ăn cua bị dị ứng cần chú ý giữ cho cơ thể luôn mát mẻ bằng cách uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. tránh mặc quần áo ôm sát vào người, đồ lên hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao.

– Có chế độ ăn uống phù hợp

Khi bị dị ứng cua, bạn nên tránh ăn các thực phẩm, đồ uống kích thích có thể làm tăng tình trạng dị ứng và gây ngứa ngáy nghiêm trọng hơn như: thịt bò, trứng, hải sản, nấm, tiêu, ớt, sữa, hành tây, bia, rượu, nước ngọt có ga… thay vào đó hãy bổ sung thêm trái cây và các loại rau có tính mát để xoa dịu kích ứng.

Ngoài ra, bạn cũng nên có kế hoạch tập thể dục đều đặn mỗi ngày để kích thích lưu thông máu, tăng cường khả năng trao đổi chất và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể để các triệu chứng dị ứng cua nhanh chóng bị đẩy lùi.

Bạn có thể tham khảo thêm

    Hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường
  • Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm? Nên làm gì?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/an-cua-bi-di-ung)

Tin cùng nội dung

  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY