Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ấn Độ xoay xở khống chế Covid-19

Ấn Độ đang nỗ lực tăng oxy y tế, áp lệnh phong tỏa, mở rộng tiêm chủng và kêu gọi cứu trợ để đưa đất nước thoát thảm họa Covid.

Ấn độ hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới. ngày 27/4, nước này ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm và khoảng 2.700 người Tu vong. kể từ đầu tháng 4, số bệnh nhân covid-19 tăng vọt. các bệnh viện quá tải, thiếu hụt giường bệnh và oxy y tế.

Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng nhanh, ấn độ phong tỏa hàng loạt bang và thành phố. thủ đô new delhi áp dụng giãn cách xã hội kể từ 19/4 đến 3/5. những khu vực ghi nhận nhiều bệnh nhân covid-19 như jammu, kashmir, telengana, uttar pradesh... bị phong tỏa.

Để kiểm soát sự lây lan của virus, giảm thiệt hại về người và sinh kế, Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi các bang chỉ sử dụng phong tỏa như "phương sách cuối cùng". Phát biểu trong cuộc họp hôm 21/4, ông kêu gọi chính quyền địa phương xem xét cấm tụ tập, cho đóng cửa từng địa điểm trong thành phố thay vì phong tỏa diện rộng.

"Trong tình hình này, chúng ta phải giữ đất nước không bế tắc", Thủ tướng Modi nói.

Khu chợ tại Delhi bị đóng cửa để ngăn ngừa lây nhiễm nCoV, ngày 23/4. Ảnh: Reuters

Ông Modi cũng khuyến cáo chính quyền các bang nên đảm bảo người lao động nhập cư vẫn có thể làm việc mà không rời khỏi nhà, tiêm chủng cho nhóm dân cư này theo quy định.

Bộ Nội vụ Ấn Độ đề nghị chính quyền bang và vùng lãnh thổ siết lệnh hạn chế đi lại, thực hiện các biện pháp kiểm dịch trong ít nhất 14 ngày.

Để đối phó với tình trạng thiếu oxy, vật tư y tế, Ấn Độ áp dụng Đạo luật Quản lý Thảm họa 2005. Theo đó, toàn bộ oxy lỏng, bao gồm lượng hàng do các nhà máy tư nhân sản xuất, sẽ được chuyển cho chính phủ với mục đích y tế. Phương tiện vận chuyển oxy được phép đi lại tự do giữa các bang mà không gặp phải bất cứ hạn chế nào. Thẩm phán, ủy viên cấp cao của các cơ quan cảnh sát chịu trách nhiệm điều hướng, đảm bảo oxy có mặt tại các bệnh viện đúng thời điểm.

Theo truyền thông địa phương, gần 50% nguồn cung hiện tại là từ các công ty thép. Ngành công nghiệp có năng lực sản xuất 60.000-70.000 tấn oxy để sử dụng tại nhà máy tổng hợp.

Ngành đường sắt tổ chức các chuyến tàu tốc hành oxy để giải cứu nhiều địa phương trên cả nước. Hôm 23/4, Bộ Quốc phòng thông báo 23 nhà máy tạo oxy di động sẽ được chuyển về Ấn Độ từ Đức bằng đường hàng không. Ngày 24/4, lực lượng không quân chở 4 xe tải oxy đông lạnh từ Singapore. Thủ đô New Delhi cũng cho biết sẽ lắp 44 trạm sản xuất oxy trong vòng một tháng tới.

Theo T.V Narendran, chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Ấn Độ (CII), nút thắt lớn nhất hiện nay là tình trạng thiếu hụt bồn chứa đông lạnh lớn dành cho oxy lỏng. Mỗi bồn chứa có hai lớp cách nhiệt chân không, lưu trữ oxy y tế ở nhiệt độ -180 độ C để bơm sang những bình nhỏ hơn.

"trước khi covid-19 bùng phát, bồn chứa được chuyển đến nạp oxy cho bệnh viện một tuần một lần một lần. nhưng giờ các bệnh viện yêu cầu cung cấp hàng ngày", munjal mehta, giám đốc công ty sản xuất bồn chứa shell-n-tube, nói.

Để khắc phục điều này, chính phủ Ấn Độ đề xuất biện pháp chuyển các bồn chứa nitơ lỏng thành bồn oxy. Theo Cục Khuyến công và Nội thương, cả nước có 434 bồn chứa khí argon và 765 bồn chứa khí nitơ. Các nguồn thạo tin cho biết khoảng 50% số này sẽ được chuyển sang chứa oxy.

Ấn độ cũng kêu gọi sự trợ giúp từ quốc tế. nhiều quốc gia đang chung tay giúp đất nước ứng phó làn sóng covid-19 thứ hai.

Ngày 24/4, Saudi Arab đã gửi 80 tấn oxy lỏng đến Ấn Độ thông qua công ty vận tải đường biển Adani Group và Linde. Anh đưa 140 máy thở và 495 máy tạo oxy đến New Delhi, dự kiến bổ sung nguồn viện trợ trong tuần tới.

Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết nước này cân nhắc viện trợ kit xét nghiệm Covid-19, Thu*c men và đồ bảo hộ cá nhân đến Ấn Độ. Nhiều chuyên gia y tế cũng hối thúc Mỹ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu bào chế vaccine, chuyển kho dự trữ AstraZeneca bỏ không sang cho đất nước 1,3 tỷ dân đang vật lộn với làn sóng dịch bệnh.

Nhân công nạp bình oxy y tế tại Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 25/4. Ảnh: Reuters

Ấn độ đã mở rộng chiến dịch tiêm phòng covid-19 cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên kể từ ngày 1/5. tuy nhiên, chưa rõ đất nước có đủ vaccine để tiêm chủng cho 900 triệu người đủ điều kiện hay không. nguồn cung hiện thiếu hụt nghiêm trọng.

Trong khi chính quyền trung ương tài trợ vaccine cho người trên 45 tuổi, các bang sẽ phải tự mua vaccine dành cho người 18-45 tuổi. Chính phủ không có kế hoạch sử dụng vaccine nhập khẩu, song các công ty tư nhân được tự do đàm phán với đối tác nước ngoài.

Sau khi Ấn Độ cho phép Viện Huyết thanh và Bharat Biotech tự định giá vaccine bán cho chính quyền bang và bệnh viện tư nhân, một cuộc tranh cãi lớn nổ ra.

Các bang được thông báo mỗi liều vaccine AstraZeneca có giá 400 rupee (5,35 USD), cao hơn nhiều so với mức 150 rupee (2 USD) của chính quyền trung ương. Giá của Covaxin là 600 rupee (8 USD) một liều. Bệnh viện tư nhân phải trả giá cao hơn. Chính quyền một số bang như Delhi và Tây Bengal cho biết họ sẽ chịu toàn bộ chi phí, tiêm chủng miễn phí cho tất cả mọi người.

Theo "Chiến lược Tự do hóa và Tăng tốc Chương trình Tiêm chủng Giai đoạn 3", các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ sẽ cung cấp 50% số liều hàng tháng cho chính quyền trung ương. 50% vaccine còn lại được cung cấp tùy ý cho chính quyền bang và thị trường thương mại.

Thục Linh (Theo Times Of India, India Express, India Today, CNN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/an-do-xoay-xo-khong-che-covid-19-4269714.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY