Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn hạt dẻ mùa lạnh cực tốt nhưng cần biết 4 lưu ý để tránh rước bệnh vào thân

Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa đông nhưng không phải ai cũng có thể tùy tiện ăn món này.

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ

Theo đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận, tác dụng dưỡng vị kiện tỳ, bổ thận; hoạt huyết, chỉ thống.

Hạt dẻ thường được dùng trong các trường hợp thận hư (bổ thận cường thận), hen suyễn, tiêu chảy do tỳ vị hư, loét miệng, cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, chấn thương đụng giập, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn, trào ngược dạ dày - thực quản.

Theo khoa học hiện đại, hạt dẻ là loại quả khô duy nhất chứa vitamin c. ngoài ra, nó có còn tinh bột và omega-3, protein, lipit, vitamin b1, b2, khoáng chất...

Các dưỡng chất trong hạt dẻ có khả năng phòng và trị bệnh cao huyết áp, động mạch vành, xơ cứng động mạch… bên cạnh đó, hạt dẻ còn là thực phẩm bổ dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa, cung cấp nhiệt năng cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa, chắc xương, điều trị hen suyễn...

Ảnh minh họa. 4 lưu ý khi ăn hạt dẻ

Không ăn quá nhiều

Hạt dẻ cung cấp lượng carbonhydrate và năng lượng cho cơ thể ở mức cao. ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. do đó, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ có thể gây tăng cân.

Ngoài ra, vì chứa lượng tinh bột lớn và gần như không có chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu.

Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ

Khi rang (nướng) hạt dẻ ở nhiệt độ cao, nếu sử dụng đường có thể khiến món ăn bị cháy khét, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. cách tốt nhất để chế biến hạt dẻ là luộc hoặc hầm.

Thời gian ăn hạt dẻ

Hạt dẻ nhiều tinh bột, ít chất xơ nên bạn không nên ăn ngay sau bữa chính vì có thể gây đầy bụng, cản trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. có thể coi hạt dẻ là bữa ăn phụ và dùng trong khoảng thời gian từ 9h-15h.

Những người nên hạn chế hạt dẻ

Người cao tuổi: chức năng tiêu hóa của người cao tuổi suy giảm do đó không nên ăn nhiều hạt dẻ cùng lúc vì nó có thể gây ra đau bụng, khó tiêu. chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần.

Người bị tiểu đường: hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh.

Người bị bệnh dạ dày: ăn nhiều hạt dẻ sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, tăng gánh nặng cho dạ dày và có thể gây ra xuất huyết dạ dày.

Người bị bệnh cảm chưa khỏi, người mắc chứng sốt rót, kiết lỵ, phụ nữ sau sinh: không nên ăn nhiều hạt dẻ, không ăn quá 10 hạt để tránh táo bón.

Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó không nên ăn quá nhiều hạt dẻ.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/an-hat-de-mua-lanh-cuc-tot-nhung-can-biet-4-luu-y-de-tranh-ruoc-benh-vao-than-d296233.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-hat-de-mua-lanh-cuc-tot-nhung-can-biet-4-luu-y-de-tranh-ruoc-benh-vao-than/20201202110126487)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY