Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn lá tía tô có tác dụng gì, cách dùng hiệu quả, bạn đã biết tường tận?

Tía tô là một loại rau gia vị được dùng phổ biến. Tuy nhiên, Ăn lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe và làm đẹp là điều không phải ai cũng nắm rõ tường tận.

Trong y học cổ truyền nước ta, cây tía tô được coi như là một vị Thu*c mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. ăn lá tía tô có tác dụng gì? chữa bệnh gì? uống lá tía tô sao cho đúng? cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

1. Mô tả cây tía tô

Cây tía tô là một loại cây thuộc họ hoa môi (labiatae). còn được gọi với những tên khác như cây tô ngạnh, cây tô diệp hay cây tử tô khoa học là perilla frutescens.

Là cây thân thảo, mọc quanh năm có chiều cao trung bình từ 0,5 đến 1m. thân cây có lông mềm và mọc thẳng đứng với chiều cao trung bình khoảng  từ 0,5 – 1m. lá có màu tím đôi lúc màu xanh tím, mọc đối nhau, trên mép của lá thường có răng cưa lớn. lá có một lớp lông nhám mỏng bao phủ lên trên. hoa của cây tía tô có màu tím nhạt hoặc màu trắng mọc thành chùm ở kẽ cuống. quả của loại cây này có hình cầu, màu nâu.

+ Phân bố: 

Cây tía tô thường mọc hoang, ưa sống ở những nơi sáng và ẩm và phân bố cả các nước tại châu á. các bộ phận lá, cành, quả đều được đưa vào sử dụng. hiện nay cây thường được sử dụng để làm gia vị và rau ăn sống.

+ Thu hái và chế biến cây tía tô: 

Với từng mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau mà sẽ có những thời điểm thu hoạch riêng. Nếu lấy lá thì sau khi trồng được 2 tháng là chúng ta đã có thể thu hoạch.  Chúng ta có thể để cây lên quả rồi hái dùng làm Thu*c. Khi chặt bỏ cây thì cành cây sẽ được sử dụng làm Thu*c. Muốn thu hoạch hạt thì đợi đến khi cây già.

Cách chế biến:

Đối với lá tía tô, cần rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy cho khô. sau đó, thái vụn để dùng trong các bài Thu*c. tương tự, phơi khô quả và cành của cây tía tô để dùng làm Thu*c.

+ Lợi ích của cây tía tô:

Trong lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu cùng các thành phần chính như xeton, adehyde, furan, hydrocacbon,… hạt tía tô có chứa 40% lượng dầu axit béo chưa bão hòa (axit α-lynoleic).

Với vị cay và tính ấm đặc trưng, tía tô là loại cây được dùng rất phổ biến trong y học. cây tía tô có thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. có thể kể đến như phong hàn, giúp giải cảm, an thai, giải độc…

Dùng cành tía tô có tác dụng an thai hiệu quả. được sử dụng trong những bài Thu*c chữa bệnh như ngộ độc hải sản, phong hàn, nôn mửa. dùng lá tía tô là bài Thu*c dân gian để chữa ho, cảm mạo, giải độc,… hạt tía tô thường được dùng trong những bài Thu*c chữa ho, hen suyễn, tiêu đờm và chống tê thấp.

2. Lá tía tô có tác dụng gì?

tía tô là thảo dược thiên nhiên mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

+ Trị hen suyễn, tăng cường khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi.

+ Giúp vết loét nhanh lành và chống viêm, giảm axit trong dạ dày.

+ Chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do.

+ Chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao giúp giảm lượng cholesterol xấu. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

+ Chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, hạn chế viêm khớp và bệnh lupus.

+ Giúp làm sáng da nhờ ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melatonin.

+ hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng trầm cảm, giảm stress, giúp đầu óc tỉnh táo, cải thiện tinh thần, giúp tâm trạng thoải mái.

Đun lá tía tô uống có tác dụng gì?

Uống nước lá tía tô giúp chữa trị hiệu quả ho, cảm sốt, phòng ngừa bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch, dạ dày,... tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ tuổi, loại bệnh mà liều lượng sử dụng cũng khác nhau. có thể dùng thảo dược ở dạng tươi hay khô đều được.

Nước lá tía tô không quá khó uống bởi có vị cay, hơi nồng. ngoài cách sắc nước uống, bạn bạn có thể rửa sạch lá tía tô tươi, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố. thêm nước lọc, muối hạt làm nước tía tô uống hàng ngày rất tốt cho da và sức khỏe.

3. Bài Thu*c từ lá tía tô

*** Chữa bệnh: 

+ Lá tía tô chữa bệnh cảm 

Rửa sạch, thái nhỏ. nấu cháo trắng gạo tẻ rồi cho vào trộn với cháo. để đạt hiệu quả cao, nên ăn trong lúc cháo để đạt hiệu quả cao. giúp mau ra mồ hôi và giải cảm nhanh.

Hoặc rửa sạch 15 đến 20 gram lá tía tô với nước muối pha loãng trong 5-10 phút. đem giã nát rồi cho thêm nước sôi vào để lọc lấy nước uống, bỏ bã.

+ Trị mẩn ngứa, mề đay

Ngứa, nổi mề đay do nguyên nhân dị ứng thực phẩm, khí lạnh, do tiếp xúc người bệnh, côn trùng cắn, ánh nắng mặt trời, … Để khắc phục hiệu quả, bạn chỉ cần dùng lá thảo dược vắt nước cốt uống, phần bã đắp vào vùng bị tổn thương.

+ Lá tía tô chữa bệnh ho ở trẻ sơ sinh

Chuẩn bị: 20 gram lá tía tô, 10 gram hoa đu đủ đực, 5 gram hoa khế, 5 gram đường phèn.

Cách thực hiện:

+ Rửa sạch tất cả và giã nát ra trừ đường phèn.

+ Đem vắt lấy nước cốt, bỏ bã.

+ Cho thêm đường phèn vào và đem đi hấp cách thủy.

+ Cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần khoảng 2,5ml tương ứng với nửa muỗng cafe.

+Lá tía tô chữa bệnh rôm sảy ở trẻ

Rửa sạch lá tía tô. Đem xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt.

Đun sôi nước, để nguội rồi đem tắm cho trẻ hoặc có thể để nguyên lá nấu lên đem đi tắm cho bé. hoặc có thể áp dụng phương pháp  xay nhuyễn để đạt hiệu quả cao hơn.

+ Lá tía tô chữa bệnh gút (gout)

lá tía tô chữa bệnh gì? lá tía tô có chứa đến 4 chất giúp ngăn chặn sự phát triển bệnh gout. dùng 1 nắm lá tía tô tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối. có thể nhai nuốt sống hoặc nấu nước Thu*c uống hàng ngày. kiên trì cho đến khi các tình trạng đau nhức do bệnh gout gây ra giảm hẳn. kết hợp ngâm chân với nước lá tía tô lúc còn ấm cũng là cách chữa bệnh gút hiệu quả.

+ Lá tía tô chữa ngộ độc do ăn hải sản

Chuẩn bị: 10 gram lá thảo dược, 8 gram sinh khương, 4 gram cam thảo

Cách thực hiện: Sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 200ml nước.

Chia ra để sử dụng 3 lần trong ngày trong lúc còn ấm. Đun ấm lại để sử dụng khi nước nguội.

*** Làm đẹp: 

+ Trị mụn

Sử dụng 1 nắm lá thảo dược đem rửa sạch và ngâm cùng với nước muối pha loãng.

Đem giã nát và thoa lên những vùng có mụn. Áp dụng từ 3 đến 4 lần/ tuần để da giảm mụn và sáng màu hơn.

+ Giúp da đẹp

Dùng nước tía tô hàng ngày là cách hiệu quả giúp bạn sở hữu làn da sáng tự nhiên và loại bỏ tế bào ch*t. trong lá tía tô có chứa nhiều loại vitamin giúp da căng mịn, trắng hồng, sáng màu. ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá tía tô để chấm vào vùng mụn thịt, mụn  cơm 3-4 lần/tuần để loại bỏ mụn. 

+ Tác dụng của lá tía tô giảm cân

Trong lá tía tô có chứa tinh dầu mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, giúp giảm cholesterol và triglyceride.

Bằng cách dùng 5 gram bột lá thảo dược mỗi ngày sẽ giúp giảm peroxidation lipid, cải thiện cân nặng đáng kể.

Đồng thời, bạn nên kết hợp dùng dược liệu này với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt một cách hợp lý.

4. Lưu ý khi sử dụng tía tô

- Sử dụng đúng liều lượng.

ăn nhiều lá tía tô có tốt không? câu trả lời là không. lạm dụng sử dụng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngoài mong muốn như sau:

+ Đối với người hay ra mồ hôi, bị cảm nóng: sử dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều,

+ Đối với bà bầu: Dùng với liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ lẫn cả thai nhi.

+ đối với người có tiền sử dị ứng: hạn chế tối đa sử dụng để điều trị bệnh vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

- Người bệnh cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Trên đây là chia sẻ cung cấp một số thông tin về cây tía tô và một số bài Thu*c chữa bệnh từ cây. chắc hẳn bạn đã nắm được ăn lá tía tô có tác dụng gì? có thể xem lá tía tô là thần dược trong việc hỗ trợ sức khỏe và cải thiện nhan sắc. đừng quên tận dụng những tác dụng tuyệt vời của nó nhé!

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/an-la-tia-to-co-tac-dung-gi-cach-dung-hieu-qua-ban-da-biet-tuong-tan-381525.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/an-la-tia-to-co-tac-dung-gi-cach-dung-hieu-qua-ban-da-biet-tuong-tan-381525.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/an-la-tia-to-co-tac-dung-gi-cach-dung-hieu-qua-ban-da-biet-tuong-tan-381525)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY