Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

An toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông khoa học

(MangYTe) Ngày 26/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Hội thảo báo chí với chủ đề: “An toàn thực phẩm và vai trò của truyền thông khoa học”.
Đây là diễn đàn trao đổi giữa các nhà báo trong nước với các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, châu Âu, giúp các nhà báo có cái nhìn khoa học về các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm và thông tin một cách có trách nhiệm về vấn đề này. Với mục đích tạo thêm diễn đàn để các nhà báo theo dõi mảng nông nghiệp – thực phẩm trong nước, các chuyên gia và những đơn vị phát triển sản phẩm nông nghiệp chia sẻ thông tin, trao đổi các góc nhìn khoa học về quy trình đánh giá thực phẩm an toàn và nhận thức hiện tại của công chúng về vấn đề này; qua đó nâng cao vai trò của công tác báo chí-truyền thông trong việc định hướng thông tin một cách khoa học và có trách nhiệm tới cộng đồng, Hội thảo được tổ chức như một diễn đàn trao đổi mở giữa những phóng viên-báo chí trong nước với các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, châu Âu về sự về tầm quan trọng của việc áp dụng nguyên tắc khoa học trong quy trình đánh giá an toàn thực phẩm; khoảng cách giữa các chủ đề về khoa học với truyền thông đại chúng cũng như nhận thức hiện tại của công chúng về vấn đề này; qua đó khẳng định vai trò của công tác báo chí – truyền thông trong việc định hướng thông tin một cách chính xác và có trách nhiệm. Phát biểu tại hội thảo, Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam, nhấn mạnh: “An toàn thực phẩm là vấn đề được Chính phủ, cộng đồng xã hội luôn đặc biệt quan tâm và là một trong các chủ đề chính được đăng tải và tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây. Báo chí đã giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới quy trình sản xuất, cách thức tạo ra thực phẩm tiêu dùng hàng ngày và đề cao vấn đề an toàn và dinh dưỡng; bên cạnh đó, những lo ngại về an toàn thực phẩm cũng là đề tài thu hút, rất dễ bị khai thác và “cường điệu hoá”. Điều đó cho thấy trách nhiệm của báo chí trong việc cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ ngày càng trở nên quan trọng, giúp công chúng có kiến thức trước khi đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông minh”. Bài trình bày của Tiến sỹ Jason Sandahl - Chuyên viên Kỹ thuật về An toàn thực phẩm – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cung cấp các vấn đề lý thuyết về các nguyên tắc đánh giá an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp đầu vào, cụ thể là các sản phẩm Thu*c bảo vệ thực vật (BVTV) và phân tích một số thông tin liên quan tới tính an toàn của các sản phẩm này, làm rõ các khái niệm về tồn dư Thu*c BVTV (MRL), mức tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (AID)… Theo ông, sự thiếu sót trong việc cung cấp thông tin đầy đủ tới công chúng về những tiêu chí đánh giá này đã đẩy cao lo lắng của công chúng và dẫn tới những hiểu lầm rằng “Thu*c BVTV là không an toàn”.   Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng các giải pháp BVTV tiên tiến nhằm đảm bảo đủ lương thực cho dân số toàn cầu như hiện nay; vấn đề mấu chốt là cần có một nền tảng pháp lý chuẩn khoa học và có sự tham gia của nhiều bên trong việc thực thi các phương thức thực hành nông  nghiệp bền vững. “Nông dân, Chính phủ và các đơn vị sản xuất – phân phối đều có trách nhiệm và nghĩa vụ ngang nhau trong đảm bảo sản xuất ra lương thực an toàn và dinh dưỡng tới người tiêu dùng”, Tiến sỹ Jason Sandahl chia sẻ. Nhìn nhận cụ thể tại Việt Nam, TS. Đào Xuân Cường, Giám đốc quỹ Syngenta Foundation, đại diện Hiệp hội CropLife Việt Nam, cho biết:  Tại Việt Nam, 24,5 triệu hộ nông dân nhỏ phụ thuộc vào các giải pháp BVTV để ngăn ngừa dịch hại và áp lực cỏ dại gây hại cho cây trồng làm giảm năng suất khi thu hoạch. Tuy nhiên, lạm dụng sử dụng quá liều các vật tư nông nghiệp đầu vào như Thu*c BVTV và phân bón hoá học; việc nhập khẩu thiếu kiểm soát và sai luật các sản phẩm kém chất lượng; thiếu truy xuất nguồn gốc cũng là các yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm nhưng thách thức lớn nhất nằm ở việc thay đổi thói quen canh tác của đại đa số nông hộ nhỏ trong nước. Bên cạnh việc tổ chức các chương trình hướng dẫn nông dân sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm Thu*c BVTV, công tác truyền thông hướng tới nông dân cần được đẩy mạnh hơn nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn và các tác động tiêu cực nếu sử dụng sai quy cách và hướng dẫn. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hài hoà hoá các khung đánh giá pháp lý đối với các sản phẩm Thu*c BVTV. “Quy trình đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, dựa vào nền tảng khoa học sẽ là tiền đề quan trọng giúp loại bỏ các sản phẩm Thu*c không còn phù hợp và đẩy nhanh việc giới thiệu các sản phẩm tiên tiến hơn đến với nông dân, giúp tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng và phong phú hơn”, Ông Cường nhấn mạnh.  Giáo sư David Zaruk – đại học Odisee (Vương Quốc Bỉ), người có hơn 20 năm nghiên cứu về truyền thông đối với các vấn đề khoa học đã đưa ra các ví dụ minh hoạ về tác động của truyền thông trong việc đẩy cao cảm xúc của công chúng một cách có chủ đích hướng tới các mục tiêu thương mại hơn là nhìn nhận bản chất khoa học của vấn đề đó. Ông cũng phân tích sự khác biệt trong canh tác nông nghiệp tại châu Âu, nguyên nhân về kinh tế - chính trị của một số các yêu cầu hạn chế sử dụng các sản phẩm hoá học trong nông nghiệp tại khu vực này. Một ví dụ được chỉ ra là hoạt chất glyphosate – một trong những loại Thu*c trừ cỏ được giới hoa học và cơ quan đánh giá an toàn trên toàn cầu khẳng định là an toàn và phổ biến nhất hiện nay đang dưới áp lực phải xem xét lại do một số báo cáo khoa học dựa trên nguy cơ và những hoạt động truyền thông “gây sợ hãi”.  Ông chia sẻ thêm: “Giới truyền thông làm việc trong một môi trường có tính phản ứng cao. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rõ rằng 80% công chúng gần như không có quan điểm rõ ràng. Với sự bùng nổ của mạng xã hội và tính tương tác ngày càng cao trong môi trường giao tiếp hiện nay, các kênh truyền thông chính thống muốn giữ mức độ tín nhiệm với công chúng cần đơn giản hoá thông điệp, đối chiếu thông tin thường xuyên hơn với các nhà khoa học và hạn chế suy luận cảm tính.   

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/an-toan-thuc-pham-va-vai-tro-cua-truyen-thong-khoa-hoc-post24027.html)

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY