Khoa học hôm nay

Ảnh độc về những cuộc đại di cư của động vật

Nhiều loài động vật trên thế giới hàng năm vẫn tiến hành các cuộc đại di cư, với sự tham gia của hàng ngàn, thậm chí hàng triệu cá thể trong một nỗ lực tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư.
Một cuộc đại di cư của chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Georgia.

Các cuộc di cư ồ ạt như vậy đã tạo ra một số cảnh tượng ngoạn mục nhất trong thế giới tự nhiên hoang dã, hé lộ các dạng thức và hành vi tự nhiên của nhiều loài động vật.

Lượng lớn các con cua đỏ cái quần tụ trong thời gian ấp trứng trên đảo Christmas. Rất đông các con cua đỏ đực đã ra biển trước những con cái khoảng 5 - 7 ngày, nhưng sẽ sớm bị nửa kia "qua mặt" về óố lượng.

Đáng ngạc nhiên là, kiểu hành vi này không riêng có với vài loài động vật, mà tồn tại ở khắp thế giới tự nhiên hoang dã, bao gồm cả chim, cá, động vật có vú, bò sát, động vật lưỡng cư, côn trùng và động vật giáp xác.

Các đàn cá chỉ vàng di cư ồ ạt dọc dải đá ngầm ở Fiji.

Thông thường, các cá thể cùng loài quần tụ thành đám đông khổng lồ, hỗn độn như một cách để giữ chúng an toàn trước những kẻ thù ăn thịt trong quá trình di, có thể kéo dài tới hàng ngàn km. Lí do cho hoạt động di cư này có thể rất khác nhau, với một số loài tuân theo chu kỳ thời tiết để duy trì nguồn nước và thức ăn, trong khi số khác tìm về nơi sinh sản quen thuộc.

Một cuộc đại di cư ngoạn mục của chim hồng hạc ở đông phi. trên đường tới khu vực sinh sản ưa thích ở tanzania, tới 2,5 triệu con chim lông hồng đã xâm chiếm bầu trời, bay theo hình chữ v.

Cá voi lưng gù phải di chuyển quãng đường xa hơn bất kỳ động vật có vú di cư nào khác. loài sinh vật này có thể phải hoàn thành quãng đường tới 8.500km mỗi lượt di cư của chúng. cá voi lưng gù sinh trưởng ở mọi đại dương trên thế giới, với hầu hết các đàn tuân thủ quá trình di cư thường xuyên tới những vùng nước địa cực để kiếm ăn và vùng nước nhiệt đới để giao phối.

Các cuộc đại di cư ồ ạt nhất thường diễn ra ở Serengeti, một địa điểm bắt đầu từ bắc Tanzania và trải dài tới tây nam Kenya. Trong ảnh là hàng trăm con linh dương đầu bò đang vượt sông tới khu bảo tồn quốc gia Masai Mara ở hạ Kenya.


Khoảng 750.000 con ngựa vằn và 1,2 triệu con linh dương đầu bò đã di cư từ vùng Ngorongoro ở nam Tanzania tới vùng Masai Mara ở hạ Kenya theo mùa.

Các con dơi móng ngựa làm tổ san sát nhau ở Ấn Độ.

Một đàn cá hồi khổng lồ ở Hawaii. Thông thường, cá hồi sinh ra ở nước ngọt, di cư tới sống ở đại dương, rồi quay trở lại nước ngọt để sinh sản.

Một tập đoàn hải mã Thái Bình Dương trên đảo Arakamchechen ở vùng biển bắc Bering. Các con hải mã đực và cái hình thành những đàn riêng rẽ trong mùa không sinh sản.

Ong mật cũng di cư và sống quần tụ thành những đàn lớn.

Một đàn cá piranha bụng đỏ ở venezuela. trong các cuộc tấn công con mồi, những đàn cá piranha đông đúc và háu đói có thể róc xương, rỉa thịt các động vật lớn chỉ trong vài phút.

Hàng ngàn con bướm hoàng gia tụ lại trên một cái cây ở Bắc Mỹ. Các nhà khoa học tin rằng, những côn trùng này có la bàn từ tính sinh học, giúp chúng định hướng di chuyển trong tự nhiên.

Một đàn hà mã chen chúc trong một cái hồ vào cuối mùa khô ở công viên quốc gia luangwa, zambia, châu phi.

Một đàn cá mập xám tụ tập ở phá Pass thuộc Thái Bình Dương. Nhiều con cá mập xám có nơi kiếm ăn nhất định ở dải đá ngầm và thường xuyên quay trở lại đây để bắt mồi.

Một tập đoàn bò mộng di cư làm bụi bay mù mịt ở botswana. cốt lõi của tập đoàn là đàn của những cá thể cái có họ hàng với nhau và con cái của chúng. xung quanh chúng là các đàn nhỏ hơn hơn gồm các con đực đại vị thấp kém, các con đực và con cái cấp cao và những con vật già hoặc tàn phế.

Một đàn chim di trú ở snettisham, norfolk, anh. chúng đã trải qua một trong các cuộc di trú dài nhất trên thế giới, khi di chuyển từ nơi sinh sản ở bắc cực tới các vùng duyên hải ở châu âu, châu phi và australia.

Một bầy cá heo mỏ dài đang săn cá ở ngoài khơi nam phi. một số loài cá héo sẽ di cư theo sự thay đổi của mùa, nhưng chúng thường không di chuyển xa như các loài cá voi khác.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/anh-doc-ve-nhung-cuoc-dai-di-cu-cua-dong-vat-186760.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/anh-doc-ve-nhung-cuoc-dai-di-cu-cua-dong-vat/20210209041349209)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY