Hồi 01 giờ ngày 12/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ vĩ bắc; 120,7 độ kinh đông, ngay trên vùng biển phía đông đảo lu-dông (phi-líp-pin).
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Áp thấp nhiệt đới gần biển Đông khả năng mạnh lên thành bão |
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào biển đông và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 01 giờ ngày 13/6, vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 700km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-70km/giờ), giật cấp 10.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: Phía Đông kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông; từ vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc đến 19,5 độ Vĩ Bắc.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 01 giờ ngày 14/6, vị trí tâm bão ở khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 230km về phía Đông Nam.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực bắc bộ và bắc trung bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng từ tối 13/6, kéo dài tới ngày 15/6, trọng tâm mưa to đến rất to ở vùng núi bắc bộ, nguy cơ cao xảy ra lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất.
để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp vào biển đông và mưa lớn, ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã có công văn đề nghị ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực bắc bộ và ven biển từ quảng ninh đến đà nẵng khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó.