Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Australia sử dụng phần mềm phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2

Dự kiến trong tương lai gần, Australia sẽ đưa vào sử dụng một phần mềm điện thoại di động mới có khả năng cảnh báo nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 từ những người tiếp xúc gần.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: ZDNet)

Australia sẽ đưa vào sử dụng một tiếp xúc gần.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 14/4, Chính phủ Australia kêu gọi người dân tích cực tham gia tải và sử dụng ứng dụng nói trên, với hy vọng đây sẽ là một trong những biện pháp tích cực và nhanh chóng để có thể dập tắt sớm nhất sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên phạm vi quốc gia.

Ứng dụng được thiết lập tương tự chương trình TraceTogether tại Singapore đã được chính phủ nước này đưa vào sử dụng từ ngày 20/3 và ghi nhận những hiệu quả tích cực trong việc kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Ứng dụng sẽ trao đổi tín hiệu

Những người đồng ý sử dụng ứng dụng và nhiễm virus có thể thông báo với cơ quan y tế và cho phép cơ quan này truy cập dữ liệu của họ trên phần mềm để trực tiếp báo hiệu tới bất kỳ ai khác đã tiếp xúc gần trong vòng 24 giờ trước.

Thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết nước này sẽ triển khai ứng dụng công nghệ mới nói trên trong vòng vài tuần tới. Người dân được quyền lựa chọn và không bắt buộc phải sử dụng.

Tuy nhiên, ông Morrison hy vọng mọi người sẽ hưởng ứng vì để ứng dụng đạt hiệu quả cần ít nhất 40% dân cư trong cộng đồng cùng sử dụng, giúp nâng cao khả năng nhận diện người nhiễm

[Lỗ hổng an ninh của ứng dụng Zoom và những mối đe dọa lớn hơn]

Mặc dù vậy, việc có nên sử dụng ứng dụng này hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi tại Australia.

Giảng viên cao cấp về truyền thông tại Đại học Swinburne, tiến sỹ Belinda Barnet bày tỏ lo ngại về vấn đề quyền riêng tư, theo đó lịch sử dữ liệu người dùng có thể bị sử dụng vào các mục đích khác ngoài cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội Australia ngày 14/4, Giám đốc Cơ quan Y tế Australia Brendan Murphy cho rằng cần phải làm rõ hơn và thuyết phục cộng đồng chấp nhận ứng dụng này, đồng thời khẳng định đây sẽ là một biện pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống COVID-192.

Hiện Bộ trưởng Tư pháp Australia Christian Porter đã bắt đầu thảo luận với Ủy viên Quyền riêng tư của Quốc hội về những lo ngại liên quan tới ứng dụng.

Theo thông báo từ Chính phủ Singapore, phần mềm công nghệ TraceTogether không thu thập dữ liệu GPS hoặc địa điểm của người dùng.

Chương trình này chỉ truy cập và lưu trữ số điện thoại di động của người dùng và một số nhận dạng “ẩn danh ngẫu nhiên” các số điện thoại của những người tiếp xúc gần trong một khoảng thời gian nhất định. Toàn bộ thông tin được lưu trữ trên một máy chủ an toàn và không được công khai.

Người sử dụng ứng dụng sẽ không thấy được dữ liệu điện thoại của những người tiếp xúc gần, nhưng thông tin về các tiếp xúc gần trong một khoảng thời gian của họ có thể được nhà chức trách khôi phục nếu người dùng nhiễm virus và đồng ý cho truy cập nguồn dữ liệu đã được lưu trữ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/australia-su-dung-phan-mem-phat-hien-nguoi-nhiem-virus-sarscov2/634614.vnp)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.